Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn mới nhất năm 2023

347
mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn

Trong quá trình thực hiện giao dịch mua bán nhà đất, để đảm bảo tính pháp lý và tránh xảy ra tranh chấp, các bên thường lập một bản hợp đồng mua bán nhà đất. Hợp đồng này có vai trò quan trọng, là căn cứ để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời cũng là tài liệu mà cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Hợp đồng mua bán nhà đất sẽ chứa các điều khoản cơ bản để đảm bảo tính pháp lý của giao dịch này.

Nội dung của “Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn mới nhất năm 2023” là gì? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu về mẫu hợp đồng này qua bài viết dưới đây.

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn

Download Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn

Hợp đồng mua bán nhà đất là gì?

Hợp đồng mua bán đất thuộc loại hợp đồng dân sự và yêu cầu phải có bản văn bản chính thức, được lập dựa trên sự tự nguyện và thỏa thuận của tất cả các bên tham gia. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác nhận tính pháp lý của hợp đồng này thông qua việc công chứng và chứng thực.

Theo Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng về quyền sử dụng đất như sau:

“Điều 500. Hợp đồng về quyền sử dụng đất

Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.”

Theo đó, Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức thủ tục của hợp đồng như sau:

“Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất

1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Hợp đồng mua bán nhà đất có bắt buộc phải được công chứng?

Hợp đồng mua bán nhà đất phải được công chứng để đảm bảo tính pháp lý cho tất cả các bên tham gia vào giao dịch mua bán nhà đất. Quá trình công chứng này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán, cũng như đảm bảo tính pháp lý của giao dịch mua bán nhà đất theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:

“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ đỏ khi mua bán nhà đất

Khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất, việc sang tên sổ đỏ là một phần quan trọng trong quy trình để chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua. Quá trình này đòi hỏi tuân thủ các thủ tục và quy định pháp lý để đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi của cả hai bên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình và hướng dẫn chi tiết về thủ tục sang tên sổ đỏ khi mua bán nhà đất như sau:

Bước 1: Các bên đến văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục mua bán nhà đất

– Bên bán (bên chuyển nhượng) cần có giấy tờ:

+ Giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ CMND/ thẻ CCCD (cả vợ và chồng).

+ Sổ hộ khẩu (cả vợ và chồng).

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

+ Hồ sơ kỹ thuật của thửa đất (trong trường hợp chỉ chuyển một phần thửa đất)

Trong trường hợp bên bán là một cá nhân cần có các giấy tờ sau:

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu đang độc thân)

+ Bản án ly hôn và Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu đã ly hôn)

+ Giấy chứng tử của vợ hoặc chồng và Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu vợ hoặc chồng đã chết trước khi có tài sản)

+ Giấy tờ chứng minh tài sản riêng có được do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thỏa thuận hay bản án phân chia tài sản (Hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thỏa thuận phân chia, bản án phân chia tài sản)

+ Hợp đồng ủy quyền bán nhà đất (Nếu có )

– Bên mua (Bên nhận chuyển nhượng):

+ CMND/ thẻ CCCD.

+ Sổ hộ khẩu

+ Giấy tờ chứng minh về quan hệ hôn nhân (Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân)

+ Hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất (Nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và nhận phiếu hẹn. Dau đó đến Văn phòng đăng ký đất đai (UBND quận/huyện) để nhân Giấy Chứng nhận.

Bước 3: Nộp lệ phí trước bạ và nộp thuế thu nhập cá nhận tại Cơ quan thuế.

Lệ phí trước bạ sẽ do người mua nộp và thuế thu nhập cá nhân sẽ do người bán nộp.

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận tại bộ phận nhận và trả kết quả của Văn phòng đăng ký đất đai (UBND quận/huyện).

Vấn đề “Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn mới nhất năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như tra cứu giấy phép lái xe bằng cccd.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc đặt cọc trước khi ký hợp đồng mua bán?

Căn cứ Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Mặc dù đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng không bắt buộc các bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở phải thực hiện.

Hợp đồng mua bán nhà đất không công chứng có hiệu lực không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”
Như vậy, hợp đồng mua bán nhà đất phải bắt buộc phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực.

5/5 - (1 bình chọn)