Mẫu đơn xác nhận nơi cư trú ở địa phương mới nhất

2140
mẫu đơn xác nhận nơi cư trú

Mẫu đơn xác nhận nơi cư trú ở địa phương là một văn bản quan trọng trong các thủ tục hành chính, giao dịch tài chính hoặc các thủ tục lên quan khác. Đây là tài liệu giúp xác minh và chứng minh địa chỉ cư trú của cá nhân tại địa phương cụ thể. Mẫu đơn này thường được sử dụng khi công dân cần cung cấp bằng chứng về nơi cư trú của họ trong các tình huống như mở tài khoản ngân hàng, làm thủ tục hôn nhân, giao dịch bất động sản, và nhiều thủ tục khác.

Trong bài viết này, hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về “Mẫu đơn xác nhận nơi cư trú ở địa phương mới nhất” nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Mẫu đơn xác nhận nơi cư trú ở địa phương mới nhất

Tải xuống Mẫu đơn xác nhận nơi cư trú ở địa phương mới nhất

Hướng dẫn viết Mẫu đơn xác nhận nơi cư trú ở địa phương

Mẫu đơn xác nhận nơi cư trú ở địa phương là văn bản nhằm mục đích xác minh thông tin về địa chỉ cư trú của công dân. Điều này có thể được yêu cầu trong nhiều trường hợp khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch tài chính, hay một số hoạt động khác. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách viết đơn và những thông tin quan trọng cần điền vào Mẫu đơn xác nhận nơi cư trú ở địa phương như sau:

– Phần quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm viết đơn;

– Tên đơn: ĐƠN XIN XÁC NHẬN CƯ TRÚ, tên đơn được viết bằng chữ in hoa có dấu và căn giữa văn bản;

– Phần kính gửi sẽ ghi tên của cơ quan công an nơi muốn xin xác nhận cư trú;

– Thông tin cá nhân của người viết đơn xin xác nhận cư trú gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân ngày tháng năm cấp và nơi cấp, địa chỉ thường trú, số điện thoại để liên lạc,…

– Nêu lý do viết đơn xin xác nhận cư trú: trong nội dung này thì cá nhân cần nêu cụ thể lý do viết đơn xin xác nhận cư trú ví dụ như là để bổ sung hồ sơ khởi kiện vụ án ly hôn,..

– Người viết đơn ký vào đơn xin xác nhận cư trú và xin xác nhận của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Khi nào phải xin xác nhận nơi cư trú ở địa phương?

Xin xác nhận nơi cư trú không phải là một yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, việc xác nhận nơi cư trú tại địa phương có thể trở nên quan trọng. Điều này thường xuất hiện khi người dân cần thực hiện các thủ tục hành chính đặc biệt như ly hôn hoặc tham gia các thủ tục tại Toà án. Việc xin xác nhận nơi cư trú giúp đảm bảo tính xác thực và hợp pháp của thông tin liên quan đến địa chỉ cư trú.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú năm 2020 quy định về nơi cư trú của công dân như sau:

“Điều 11. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.”

Trong thực tế, khi tiến hành các giao dịch và thủ tục hành chính, người dân thường phải cung cấp các giấy tờ và tài liệu chứng minh về nơi cư trú. Trước đây, khi sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú vẫn còn tồn tại, người dân thường cung cấp bản sao của sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để làm căn cứ xác minh nơi cư trú khi thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/1/2023 thì sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã bị khai tử và không còn giá trị sử dụng.

Theo quy định tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP thì khi thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục dịch vụ công có yêu cầu công dân phải chứng minh nơi cư trú thì cán bộ, công chức, viên chức giải quyết thủ tục có thể khai thác thông tin cư trú bằng các hình thức sau thay vì cung cấp bản sao Sổ hộ khẩu/ Sổ tạm trú:

– Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp Bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;

– Tra cứu thông tin cá nhân qua tài khoản định danh điện tử trong ứng dụng VNeID;

– Sử dụng thiết bị đầu đọc mã QRCode hoặc đọc chip trên thẻ Căn cước công dân gắn chip đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

– Các phương thức khai thác khác.

Trong trường hợp tại địa phương chưa nhập nhật thông tin cư trú bằng hệ thống dữ liệu quốc gia, định danh điện tử,… thì sẽ yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình các giấy tờ, tài liệu có giá trị chứng minh về nơi cư trú theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP như: Căn cước công dân/ Chứng minh dân dân, Giấy xác nhận thông tin cư trú hoặc Mã định danh…

Thủ tục xin xác nhận thông tin cư trú ở địa phương

Thủ tục xin xác nhận thông tin cư trú ở địa phương là một phần quan trọng của việc xác minh và chứng minh địa chỉ cư trú của công dân trong nhiều trường hợp. Điều này yêu cầu người dân phải cung cấp thông tin chính xác và xác minh về nơi cư trú của họ tại địa phương cụ thể. Thủ tục xin xác nhận thông tin cư trú ở địa phương được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin xác nhận thông tin cư trú:

Hồ sơ xin xác nhận nơi cư trú bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

– Đơn xin xác nhận cư trú;

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu CT01 được ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Công an có thẩm quyền:

Người có yêu cầu xác nhận thông tin nơi cư trú sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan Công an cấp xã/ phường/ thị trấn ở bất kỳ nơi nào không phụ thuộc vào nơi cư trú. Tuy nhiên, để bảo đảm nhanh chóng về thủ tục hành chính cũng như tránh được hạn chế về việc một số địa phương chưa cập nhật thông tin cư trú của dân cư lên hệ thống dữ liệu quốc gia thì người yêu cầu nên nộp hồ sơ tại cơ quan Công an cấp xã/ phường/ thị trấn nơi cư trú.

Lưu ý: người nộp hồ sơ nên nộp hồ sơ vào giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết theo quy định của pháp luật).

Ngoài ra, người có yêu cầu có thể nộp hồ sơ xin xác nhận nơi cư trú qua Cổng dịch vụ công trực tuyến như: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Công an hoặc Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Bước 3: Cơ quan Công an cấp xã/ phường/ thị trấn tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:

Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu xác nhận nơi cư trú của người dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ có thể xảy ra các trường hợp sau:

– Trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA cho người đăng ký;

– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA cho người đăng ký;

– Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA cho người đăng ký.

Theo đó, xét theo thời gian trên giấy hẹn trả kết quả cho người yêu cầu thì cơ quan Công an cấp xã sẽ trả kết quả xác nhận nơi cư trú cho người yêu cầu theo mẫu CT07 được ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA.

Vấn đề “Mẫu đơn xác nhận nơi cư trú ở địa phương mới nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như tải mẫu hợp đồng thuê nhà.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

5/5 - (1 bình chọn)