Xin chào tìm luật, tôi đang có nhu cầu làm mã số định danh cá nhân nhưng hiện tại tôi có công việc nên chưa thể về quê làm được. Tìm luật có thể tư vấn giúp cho tôi có những cách làm mã số định danh cá nhân nào theo quy định hiện nay được không? Có thể làm mã định danh cá nhân khác nơi cư trú được không? Rất mong nhận được tư vấn
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có thể giải đáp được thắc mắc của mình nhé
Mã số định danh cá nhân là gì?
Hiện nay, mã số định danh cá nhân có vai trò quan trọng trong việc tích hợp Cơ sở dữ liệu Dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia trong đó có hệ thống quản lý thông tin. Đây sẽ là kênh thông tin chính kết nối với hệ thống thông tin đặc biệt của các bộ, lĩnh vực khác thông qua mã định danh cá nhân.
Mỗi người dân sẽ có mã số căn cước công dân riêng, tuy nhiên trong trường hợp chưa làm căn cước công dân thì mã số này sẽ được gọi là mã định danh cá nhân.
Căn cứ theo Điều 13, Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 thì mã định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc như sau:
6 số đầu: là mã mã tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh (3 số đầu), mã thế kỷ sinh, mã giới tính (1 số tiếp theo), mã năm sinh của công dân (2 số sau cùng).
6 số cuối: là khoảng số ngẫu nhiên.
Mã định danh cá nhân trên toàn quốc được cấp cho công dân Việt Nam sẽ do Bộ Công an thống nhất quản lý. Mỗi một công dân sẽ có một mã số định danh cá nhân riêng việt và duy nhất.
Cách làm mã số định danh cá nhân năm 2023
Hiện nay, tất cả mọi công dân đều có mã số định danh cá nhân của mình. Mã số định danh cá nhân là mã số riêng biệt của từng cá nhân có trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây được coi là bước tiến của nước ta trong việc áp dụng công nghệ để quản lý dân cư. Có các cách làm mã số định danh cá nhân như sau:
Đối với công dân đăng ký khai sinh
Căn cứ Điều 14 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định như sau:
- Trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ chuyển các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cụ thể là các thông tin sau: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Quốc tịch; Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an sẽ kiểm tra thông tin theo điểm b khoản 3 Điều 13 Luật Căn cước công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.
Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa vận hành hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và chuyển ngay các thông tin trên cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua mạng internet đã được cấp tài khoản truy cập.
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ cấp tài khoản truy cập cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, chuyển ngay số định danh cá nhân của công dân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch khi nhận được thông tin khai sinh qua internet.
Đối với công dân đã đăng ký khai sinh
Căn cứ Điều 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP) trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh
Công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Ngay sau khi xác lập được số định danh cá nhân cho công dân, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập và các thông tin của công dân hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đầy đủ thì trong văn bản thông báo cần yêu cầu công dân bổ sung thông tin cho Công an xã, phường, thị trấn nơi mình đang cư trú để thực hiện cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp công dân đã có số định danh cá nhân mà được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân sau khi công dân đó đã thực hiện việc đăng ký hộ tịch liên quan đến thông tin về giới tính, năm sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập lại.
Mã số định danh của cá nhân được dùng để làm gì?
Mỗi công dân đều sẽ phải có mã số định danh riêng của mình. Hiện nay việc sử dụng mã định danh là bắt buộc. Vậy bạn có thắc mắc sử dụng mã số định danh của cá nhân để làm gì hay không? Dưới đây Tìm luật đã liệt kê một số vai trò của mã số định danh như sau:
Dùng để tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Mã định danh có vai trò quan trọng trong việc kết nối, liên thông giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong đó hệ thống quản lý dân cư là hệ thống thông tin chủ đạo kết nối với các hệ thống thông tin chuyên ngành khác của Bộ, ngành thông qua số định danh cá nhân.
Dùng thay cho giấy tờ tùy thân khi mua bán nhà ở
Trường hợp công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành thì được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân (bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác) khi thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Thay cho mã số thuế cá nhân để khai báo thuế
Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.”
Vấn đề “Cách làm mã số định danh cá nhân năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Mã số định danh cá nhân có phải là số căn cước công dân không?
Căn cứ quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, công dân được cấp mã định danh cá nhân khi:
Đăng ký giấy khai sinh.
Làm Căn cước công dân (đối với các trường hợp đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân hoặc đối với trường hợp công dân đang sử dụng CMND 9 số chuyển sang sử dụng CCCD mới).
Như vậy, mã số căn cước công dân chính là mã số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam.
Có thể cung cấp số định danh cá nhân thay cho bản chụp giấy tờ tùy thân trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-BTP quy định như sau:
Nộp, tiếp nhận, trả kết quả đăng ký hộ tịch trực tuyến
Việc nộp, tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 87/2020/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
…
Trường hợp giấy tờ, tài liệu phải gửi kèm theo trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến đã có bản sao điện tử hoặc đã có bản điện tử giấy tờ hộ tịch thì người yêu cầu được sử dụng các bản điện tử này.
Trường hợp người yêu cầu đã cung cấp số định danh cá nhân thì không phải gửi kèm theo bản chụp giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ chứng minh nơi cư trú trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến. Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm khai thác, sử dụng thông tin từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên cơ sở số định danh cá nhân do người yêu cầu cung cấp.
Như vậy khi người dân đăng ký hộ tịch bằng hình thức trực tuyến thì hồ sơ yêu cầu có bản chụp giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
Tuy nhiên người dân cũng có thể cung cấp số định danh cá nhân thay cho bản chụp giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
Chính vì vậy cũng có thể hiểu số định danh cá nhân có thể thay cho bản chụp giấy tờ tùy thân trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến.