Mẫu đơn trình báo công an xã theo quy định mới nhất

527
mẫu đơn trình báo công an xã

Việc nộp đơn trình báo công an xã là quy trình quan trọng khi cần tố cáo về việc vi phạm pháp luật hoặc tình huống cần sự can thiệp của lực lượng công an cấp xã. Để thực hiện quy trình này, việc sử dụng mẫu đơn trình báo có thể giúp việc sắp xếp, và cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan công an một cách cụ thể. Vậy “Mẫu đơn trình báo công an xã theo quy định mới nhất” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Mẫu đơn trình báo công an xã

Download Mẫu đơn trình báo công an xã

Bạn có thể xem thêm về: mẫu hợp đồng thuê nhà trọ được luật sư, chuyên viên pháp lý cập nhật mới hiện nay.

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn trình báo công an xã

Mẫu đơn này có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, từ báo cáo về tình trạng an ninh, trật tự, đến việc báo cáo về mất cắp, tai nạn, hoặc những tình huống khẩn cấp khác. Việc viết một mẫu đơn trình báo công an xã đòi hỏi sự chính xác và rõ ràng, bao gồm các thông tin quan trọng và yêu cầu cụ thể mà người viết muốn đưa ra. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách viết một mẫu đơn trình báo công an xã, cụ thể như sau:

(1) Công an quận/huyện/xã/phường theo nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật

(2), (3), (4), (5) Họ tên, Số điện thoại, Số CMND/CCCD, địa chỉ hộ khẩu và nơi ở của người làm đơn trình báo

(6) Miêu tả chi tiết hành vi vi phạm, các mốc thời gian liên quan đến vi phạm, tên, địa chỉ người vi phạm (nếu có)

(7) Những yêu cầu của người trình báo với cơ quan công an. Chẳng hạn:

– Đề nghị xem xét hành vi vi phạm pháp luật của….

– Đề nghị xác minh người thực hiện hành vi vi phạm…

(8) Những chứng cứ kèm theo mà người trình báo có được như hình ảnh vi phạm, hợp đồng, cam kết…

Lưu ý:

– Thông tin ghi trong mẫu đơn nên thật chi tiết, chính xác, mạch lạc, rõ ràng thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.

– Nội dung sự việc nên trình bày theo trình tự thời gian.

– Cung cấp chi tiết thông tin người trình báo để cơ quan công an liên hệ lại dễ dàng khi cần.

– Người trình báo nên thực hiện nộp trực tiếp tại cơ quan công an để được thụ lý vụ việc sớm nhất, tránh thất lạc.

Download Mẫu đơn trình báo công an xã

Thủ tục trình báo công an như thế nào?

Thủ tục trình báo công an là quy trình quan trọng và cần thiết khi cần thông báo về một sự việc, tình huống, hoặc vụ án đến cơ quan chức năng. Việc trình báo có thể là về mất cắp, tai nạn giao thông, tình trạng an ninh, trật tự, hoặc bất kỳ tình huống khẩn cấp nào mà cần tới sự can thiệp và hỗ trợ của công an. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục trình báo công an như sau:

Bước 1: Xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo

Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định các cơ quan sau có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:

Cơ quan điều tra; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trừ Đội An ninh Công an cấp huyện

Viện kiểm sát các cấp

Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Bước 2: Công dân đến trình báo tại các cơ quan kể trên

Công dân có thể trình báo bằng lời (trực tiếp hoặc gọi điện thoại) hoặc bằng văn bản (gửi trực tiếp đến các cơ quan hoặc gửi qua đường bưu điện)

Khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

– Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

– Khi hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Có được rút đơn trình báo công an không?

Trong nhiều trường hợp hoặc do 02 bên đã tự thỏa thuận giải quyết, hoặc do có sự hiểu lầm trong quá trình tố cáo, mà người dân muốn rút lại đơn trình báo. Việc rút đơn trình báo có thể xảy ra trong các trường hợp đó.

Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Như vậy, chỉ các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự thì người trình báo mới được rút đơn. Các tội phạm hình sự khác dù rút đơn thì cơ quan điều tra vẫn khởi tố vụ án hình sự.

Vấn đề “Mẫu đơn trình báo công an xã theo quy định mới nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan công an có được từ chối tiếp nhận đơn trình báo của người dân không?

Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cụ thể như sau:
Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan công an không được từ chối tiếp nhận đơn trình báo của người dân mà mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời.
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Đồng thời, người dân không chỉ có thể nộp đơn trình báo tại cơ quan công an mà thay vào đó còn có thể nộp tại Viện kiểm sát các cấp.

Trình báo cơ quan công an có mất phí không?

Không. Vì theo căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Công an nhân dân 2014 chức năng của Công an nhân dân. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật công an nhân dân 2014 về nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân. Có thể thấy, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan công an là phải tiếp nhận và xử lý các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quan lý của cơ quan công an.

5/5 - (1 bình chọn)