Quy định về mức phạt chậm tiến độ thực hiện dự an đầu tư như thế nào?

585
Phạt chậm tiến độ thực hiện dự an đầu tư

Theo pháp luật hiện hành đã quy định rất cụ thể về mức phạt đối với việc chậm tiến độ trong thực hiện dự án đầu tư. Quy định về mức phạt thường được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm mức độ chậm trễ, và ảnh hưởng của việc chậm tiến độ đến các bên liên quan. Hãy cùng tìm hiểu về “Quy định về mức phạt chậm tiến độ thực hiện dự an đầu tư như thế nào?” trong bài viết dưới đây

Phạt chậm tiến độ thực hiện dự an đầu tư

Mức xử phạt chậm tiến độ dự án đầu tư xây dựng là bao nhiêu?

Pháp luật về đầu tư xây dựng thường quy định các hình phạt cụ thể v việc không tuân thủ tiến độ dự án đầu tư xây dựng như đã cam kết. Việc áp dụng các biện pháp xử phạt không chỉ nhằm mục đích trừng phạt vi phạm mà còn để đảm bảo tính chất uy tín và chất lượng của các dự án.

Mức phạt hợp đồng chậm tiến độ dự án đầu tư xây dựng đối với các công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công

Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về việc phạt vi phạm hợp đồng như sau:

“Điều 42. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng

Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 146 Luật xây dựng số 50/2014/QH13.”

– Bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:

+ Công việc thực hiện theo hợp đồng bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, thiết bị, điều phối máy, vật liệu và kết cấu tồn kho cho bên nhận thầu mà lỗi là hoàn toàn do bên giao thầu

+ Bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc trong hợp đồng nguyên nhân là do bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng

+ Khi hợp đồng xây dựng yêu cầu bên giao thầu phải tiến hành cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị cũng như các yêu cầu khác mà lại giao không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định

+ Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.

– Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:

+ Bên nhận thầu không hoàn thành hoặc kéo dài thời gian thi công, chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng

+ Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.

Mức phạt hợp đồng chậm tiến độ dự án đầu tư xây dựng đối với các công trình không sử dụng nguồn vốn Nhà nước

– Khi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm thì mức phạt hợp đồng sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm

– Trừ trường hợp bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai

+ Khi thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định vô ý cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.

+ Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cố ý cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.

Mức xử phạt chậm tiến độ dự án đầu tư xây dựng là bao nhiêu?

Theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư dự án xây dựng triển khai xây dựng dự án kinh doanh bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ bị xử phạt từ 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng

Mời bạn xem thêm: đơn thuận tình ly hôn mới nhất

Phạt chậm tiến độ thực hiện dự an đầu tư

Đã bị xử phạt vi phạm chậm tiến độ dự án đầu tư thì có được điều chỉnh tiến độ nữa không?

Thực tế, việc bị xử phạt không chỉ là một biện pháp trừng phạt mà còn là một cơ hội để điều chỉnh và cải thiện quy trình thực hiện dự án. Pháp luật quy định các cơ chế cho phép sửa đổi và điều chỉnh tiến độ sau khi đã bị xử phạt, nhằm mục đích đảm bảo tiến độ được điều chỉnh một cách hợp lý và linh hoạt trong quá trình thực hiện dự án.

Căn cứ theo Điều 41 Luật Đầu tư 2020 quy định:

Điều 41. Điều chỉnh dự án đầu tư

1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;

c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;

d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;

đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

e) Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

g) Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

4. Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;

b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;

d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;

đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều này.

6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này đối với các nội dung điều chỉnh.

7. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định về mức phạt chậm tiến độ thực hiện dự an đầu tư như thế nào?” đã được Tìm Luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với các chuyên viên tay nghề, kinh nghiệm cao, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan hoặc các thông tin pháp lý khác một cách chuẩn xác. Chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí. Vui lòng vào trang Tìm Luật để biết thêm các thông tin chi tiết.

Câu hỏi thường gặp

Nhà đầu tư muốn giãn tiến độ đầu tư thì chuẩn bị hồ sơ chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án của nhà đầu tư gồm có:
– Văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung đề nghị điều chỉnh, lý do điều chỉnh;
– Đề xuất dự án đầu tư Điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;
– Các tài liệu quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, điểm h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 liên quan đến các nội dung Điều chỉnh.
– Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Mức xử phạt chậm tiến độ dự án đầu tư xây dựng là bao nhiêu?

Tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư dự án xây dựng triển khai xây dựng dự án kinh doanh bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ bị xử phạt từ 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng

5/5 - (1 bình chọn)