Để chứng minh bạn có hay không có tiền án, bị cấm đảm nhiệm các chức vụ nhất định, bị cấm thành lập hoặc quản lý công ty, hợp tác xã, thì cần phải xin Phiếu lý lịch tư pháp. Nhưng hầu hết mọi người vẫn chưa hiểu rõ về loại giấy này và không biết cách chuẩn bị hồ sơ làm lý lịch tư pháp.
Phiếu lý lịch tư pháp là do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu cấp để xem bản thân có vướng vào pháp luật hay không; có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Bài viết dưới đây Tìm luật sẽ hướng dẫn bạn đọc hồ sơ làm lý lịch tư pháp. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết “Hồ sơ làm lý lịch tư pháp năm 2023” dưới đây của chúng tôi nhé.
Phiếu lý lịch tư pháp gồm những loại nào?
Phiếu lý lịch tư pháp gồm 2 loại:
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cứ trú tại Việt Nam thì xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
Hồ sơ làm lý lịch tư pháp năm 2023
Hồ sơ làm lý lịch tư pháp được hia làm hai trường hợp như sau:
Đối với công dân Việt Nam
Để xin lý lịch tư pháp tại cơ quan chức năng, công dân Việt Nam phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định của pháp luật: Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP;
- Bản sao của giấy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu có hiệu lực của người yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú của người yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, nếu ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (lưu ý: chỉ được ủy quyền làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1). Nếu người được ủy quyền làm thủ tục là cha, mẹ, chồng, vợ hoặc con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì không cần nộp văn bản ủy quyền. Nếu yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục;
- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu có hiệu lực của người được ủy quyền làm thủ tục (nếu có ủy quyền);
- Các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh thuộc vào đối tượng được miễn giảm lệ phí làm thủ tục cấp phiếu.
Đối với công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam
Người nước ngoài muốn xin lý lịch tư pháp và tự làm thủ tục tại cơ quan chức năng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định của pháp luật: Mẫu số 03/2013/TT-LLTP;
- Hộ chiếu (bản gốc);
- Bản sao của thẻ tạm trú hoặc xác nhận tạm trú của công an nơi mà người nước ngoài đang tạm trú.
Trường hợp nếu người nước ngoài yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp và uỷ quyền cho người khác làm thủ tục, vui lòng chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định của pháp luật: Mẫu số 04/2013/TT-LLTP;
- Giấy ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ, nếu ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (lưu ý: chỉ được ủy quyền người khác làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1). Nếu người được ủy quyền làm thủ tục là cha, mẹ, chồng, vợ hoặc con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì không cần nộp văn bản ủy quyền. Nếu yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục;
- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu có hiệu lực của người được ủy quyền làm thủ tục (nếu được ủy quyền);
- Bản sao của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú của người được ủy quyền làm thủ tục (nếu được ủy quyền).
Trình tự thủ tục làm giấy lý lịch tư pháp
Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Đến Sở tư pháp có thẩm quyền kê khai hồ sơ theo mẫu. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp đầy đủ tương ứng với từng trường hợp (công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài ở tại Việt Nam);
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa tuy từng trường hợp có thể nộp ở Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp và nhận giấy hẹn trả kết quả;
Bước 3: Thực hiện nộp lệ phí theo giấy hẹn trả kết quả;
Bước 4: Theo đúng thời hạn được hẹn trên giấy, người yêu cầu cấp phiếu hoặc người được ủy quyền đến nhận phiếu lý lịch tư pháp.
Cơ quan thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp
Cơ quan chịu trách nhiệm hay có thẩm quyền thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp là Sở tư pháp tỉnh, thành phố nơi công dân Việt Nam đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi người nước ngoài cư trú.
Trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp sẽ được thực hiện tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Thời gian cấp phiếu lý lịch tư pháp
Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện tối đa là 10 ngày làm việc.
Lệ phí xin cấp phiếu lý lịch tư pháp
Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: 000 đồng
Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ): 100.0000 đồng.
Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.
Khuyến nghị:
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Tìm Luật, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về các vấn đề pháp lý đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hồ sơ làm lý lịch tư pháp năm 2023” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu sơ yếu lý lịch 2023,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu?
Thời hạn này chỉ được đề cập trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan hoặc phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.
Chẳng hạn:
Hồ sơ xin nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày (Điều 20, 24 và 28 Luật Quốc tịch năm 2008).
Hồ sơ xin nhận con nuôi trong nước phải có Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi…
Lý lịch tư pháp làm ở đâu?
Để làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1, bạn phải đến nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp Thành phố Hải Phòng, nếu đây là nơi thường trú của bạn. Còn nếu bạn không nơi thường trú, bạn có thể nộp hồ sơ làm thủ tục tại Sở Tư pháp nơi bạn đang tạm trú.
Làm lý lịch tư pháp trực tuyến được không?
Hiện nay, Bộ Tư pháp đã cho phép người dân có thể làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến tại địa chỉ: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home
cần chọn đúng đối tượng nộp hồ sơ, sau đó, hệ thống sẽ yêu cầu khai báo nơi thường trú hoặc tạm trú. Nhấn mũi tên để tiếp tục.
Người dân nhấn vào ô Nhập Tờ khai, hệ thống tự động nhảy về trang Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và làm theo hướng dẫn.