Bao cả rạp vì cần sự riêng tư có đúng pháp luật?

282

Bao cả rạp vì cần sự riêng tư có đúng pháp luật ? Một vụ việc ồn ào liên quan đế nam nghệ sĩ Trấn Thành xảy ra tại Vincom Đồng Khởi cụ thể: có một bài viết đăng tải trên mạng xã hội trong những ngày qua với nội dung là vị khách này bức xúc về việc xếp hàng mua vé xem phim thậm chí còn nhường co những khách hàng có hoàn cảnh đặc biệt đến mua vé xem phim trước tuy nhiên lại bị từ chối bán vè xem phim vì nghệ sĩ Trấn Thành đã đặt vé trước và từ chối vì lý do riêng tư. Theo thông tin này thì phía CGV đã có phản hồi nghệ sĩ Trấn Thành đã đặt trước và xin lỗi về trải nghiệp không tốt đối với dịch vụ và đã bồi thường cho vị khách này hai vé xem phim. Vậy thì trong vụ việc này ai đúng ai sai? Việc không bán vé cho vị khách đó liệu có sai hay không?

Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Bao cả rạp vì cần sự riêng tư có đúng pháp luật?” của Tìm luật để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Quy định miễn, giảm giá vé xem phim với người khó khăn, cao tuổi

Chính phủ ban hành Nghị định 131/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) quy định hướng dẫn Luật Điện ảnh .

Trên cơ sở đó, các quy định về miễn, giảm giá cước mà pháp luật đưa ra được áp dụng đối với người cao tuổi, người tàn tật, người có công với cách mạng, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác, ví dụ:


Người cao tuổi, trẻ em có công người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật được giảm ít nhất 20% giá vé xem phim đối với trường hợp sử dụng phim trực tiếp. trong rạp chiếu phim.

Đặc biệt, người khuyết tật nặng được miễn giá vé; Người khuyết tật nặng được giảm ít nhất 50% giá vé xem phim khi sử dụng dịch vụ xem phim trực tiếp tại rạp.

Đồng thời, quy định hệ thống rạp chiếu phim phải chiếu phim Việt Nam, nhất là phim kỷ niệm các ngày lễ, tết ​​của đất nước, phục vụ chính trị, xã hội, đối ngoại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phim Việt Nam được ưu tiên chiếu vào khung thời gian từ 18 đến 22 giờ.

Bao cả rạp vì cần sự riêng tư có đúng pháp luật?

Việc Nghệ sĩ Trấn Thành bao cả rạp phim không có gì sai bởi vì rạp phim có cũng cấp dịch vụ phòng xem phim riêng.

CGV đã triển khai việc cung cấp suất chiếu riêng cho những khách hàng muốn theo dõi phim cùng bạn bè, người thân, đồng nghiệp… Vì vậy, nếu muốn có không gian riêng, ai cũng có thể sử dụng dịch vụ này.

Ngoài ra, theo thông tin trên trang chủ hệ thống CGV, bên cạnh việc chiếu phim, đơn vị này còn cho thuê phòng chiếu hội thảo – hội nghị khách hàng hoặc ra mắt sản phẩm…, nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều bộ phận khán giả khác nhau.

Bao cả rạp vì cần sự riêng tư có đúng pháp luật?
Bao cả rạp vì cần sự riêng tư có đúng pháp luật?

Có được từ chối bán vé xem phim cho khách hàng?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc mua bán vé xem phim và việc mua bán vé xem phim sẽ được thực hiện theo nội quy của từng rạp phim khác nhau. Pháp luật chỉ quy định về việc miễn giảm vé xem phim đối với một số đối tượng cụ thể.

Theo Khoản 2 Điều 19 Luật Điện ảnh 2022 thì rạp phim có quyền từ chối bán vé trong trường hợp:

2. Cơ sở điện ảnh phổ biến phim trong rạp chiếu phim có quyền sau đây:

a) Từ chối phục vụ người xem trong trường hợp người xem sử dụng chất cấm, chất kích thích; mang vũ khí, vật liệu gây cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại, chất cấm, chất kích thích vào rạp chiếu phim; gây rối, mất trật tự tại rạp chiếu phim;

b) Ngăn chặn việc sao chép, ghi âm, ghi hình, truyền phát phim trái quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu cá nhân vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản này rời khỏi rạp chiếu phim, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền xử lý cá nhân vi phạm.

Ngoài ra, khi mua vé xem phim và vào rạp chiếu phim phải thực hiện đúng các nội quy của rạp chiếu phim đã đề ra.

Giao kết giao dịch tại CGV

Khách hàng khi mua vé trực tuyến tại website CGV phải đăng nhập tài khoản thành viên CGV và thực hiện các thao tác theo trình tự sau:

  1. Bước 1: Khách hàng lựa chọn suất chiếu theo phim hoặc suất chiếu theo rạp.
  2. Bước 2: Khách hàng lựa chọn chỗ ngồi.
  3. Bước 3: Thanh toán bằng các hình thức thanh toán online qua thẻ tín dụng (Visa, Master card..), thẻ ATM, điểm thưởng thành viên, Thẻ quà tặng CGV, CGV Voucher.
  4. Bước 4: Khách hàng nhận mã đặt chỗ qua tin nhắn SMS và email.
  5. Bước 5: Khách hàng cung cấp mã đặt vé và các thông tin tài khoản thành viên CGV dùng để đặt vé để nhận vé tại rạp. Khách hàng chỉ có thể nhận vé tại rạp đã đặt vé coi phim. Nếu khách hàng không cung cấp được thông tin tài khoản CGV và mã đặt vé, CGV có quyền từ chối xuất vé.

Giá Vé

  • Giá vé niêm yết tại CGV là giá cuối cùng đã bao gồm thuế VAT. Giá vé có thể thay đổi tùy từng thời điểm và chương trình khuyến mãi và sẽ được hiển thị rõ tại trang Thanh toán khi tiến hành đặt hàng.
  • Giá vé khi đặt vé trực tuyến trên website CGV là giá vé người lớn. Các loại vé như học sinh-sinh viên, vé trẻ em và người cao tuổi vui lòng mua trực tiếp tại quầy vé tại các rạp CGV Cinemas.
  • Khán giả khi xem phim thuộc các phân loại kahsc nhau vui lòng mang theo giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc hình ảnh của giấy tờ tùy thân có ảnh nhận diện và ngày tháng năm sinh để đảm bảo việc tuân thủ theo quy định.
  • Khách hàng vui lòng chứng thực được độ tuổi phù hợp với phim được phân loại như trên. CGV có quyền từ chối việc bán vé hoặc vào phòng chiếu nếu khách hàng không tuân thủ đúng theo quy định.

 Quy định về đặt vé trực tuyến

  • Tính năng đặt vé trực tuyến hiện chỉ áp dụng cho thành viên của CGV. Vui lòng tham khảo thông tin đăng ký thành viên trên website www.cgv.vn.
  • Thời gian đóng chức năng mua vé trực tuyến là 30 phút trước giờ chiếu phim hoặc khi suất chiếu đã được bán hết vé. Sau thời gian này quý khách có thể đến liên hệ trực tiếp tại rạp để mua vé.
  • CGV không cam kết giữ chỗ ngồi cho quý khách cho đến khi quý khách hoàn tất thanh toán cho đơn hàng của mình.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Bao cả rạp vì cần sự riêng tư có đúng pháp luật?” đã được Tìm luật đề cập ở vấn đề trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới các vấn đề pháp lý hoặc các thông tin pháp lý như tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline:  0833.102.102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quay lén phim trong rạp phim có phải là hành vi vi phạm bản quyền?

Căn cứ khoản 6 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểmi khoản1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản1 Điều25 của Luật này.

Mức xử phạt với hành vi quay lén trong rạp phim là như nào?

Tại Điều 27 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP Hành vi xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình được quy định:
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo khoản 1 Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

5/5 - (1 bình chọn)