Khi thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh tại Việt Nam hay tại các quốc gia khác sẽ phải có sự đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền. Việc không đóng dấu xuất nhập cảnh hộ chiếu chính là việc không thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh. Vậy, quy định đóng dấu xuất nhập cảnh hộ chiếu như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tìm luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019
Hộ chiếu là gì?
Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam dùng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch của mình và nhân thân.
Trên hộ chiếu bao gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày/tháng/năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày/tháng/năm cấp, cơ quan cấp; ngày/tháng/năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số CMND; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Quy định đóng dấu xuất nhập cảnh hộ chiếu
Khi xuất cảnh và nhập cảnh tại bất kỳ đất nước nào, công dân sẽ đều cần phải tiến hành đóng mộc khi xuất cảnh và nhập cảnh. Nếu không thực hiện đóng dấu, công dân sẽ vi phạm Luật Xuất nhập, cảnh và bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị Định 144/2021/NĐ-CP đối với hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không thực hiện thủ tục xuất, nhập cảnh theo quy định.
Việc không thực hiện đúng quy định về việc đóng dấu hộ chiếu xuất nhập cảnh có thể ảnh hưởng đến những chuyến bay sau này. Bởi những đối tượng có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ sẽ không được xuất cảnh.
Xử phạt hành vi không đóng dấu xuất nhập cảnh hộ chiếu
Hành vi không đóng dấu xuất nhập cảnh hộ chiếu là hành vi vi phạm quy định về thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh. Do đó, công dân vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng quy định pháp luật. Công dân cần nắm được mức phạt về hành vi này để tránh vô ý hoặc cố ý vi phạm. Hành vi vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
“Điều 18. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
b) Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng hoặc trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành; khai không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
c) Người nước ngoài đi vào khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;
d) Không xuất trình hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC khi cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam về khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn dưới 16 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;
b) Hủy hoại, tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
c) Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
d) Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
đ) Sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú hoặc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác;
e) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày đến dưới 30 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
g) Người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại; người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển theo diện miễn thị thực đi đến địa điểm khác của Việt Nam mà không có thị thực Việt Nam theo quy định của pháp luật;
h) Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn không thực hiện nối mạng internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài;
i) Cơ sở lưu trú cho người nước ngoài tạm trú qua đêm nhưng không khai báo tạm trú hoặc không cập nhật thông tin khai báo tạm trú theo quy định; người nước ngoài không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.“
Như vậy hành vi không đóng dấu xuất nhập cảnh hộ chiếu sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ với hành vi vi phạm là không thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh.
Trên đấy là giải đáp của Tìm luật về vấn đề “Quy định đóng dấu xuất nhập cảnh hộ chiếu năm 2023“. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản, các thông tin pháp lý khác chúng tôi sẽ luôn giải đáp một cách tận tình.
Câu hỏi thường gặp
Làm hộ chiếu có lâu không?
Nếu người dân nộp hồ sơ yêu cầu cấp hộ chiếu tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ;
– Đối với hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
– Trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
Thời hạn của hộ chiếu là bao lâu?
Theo Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định thời hạn của hộ chiếu được quy định như sau:
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
– Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
– Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.