Bị cận có phải đi nghĩa vụ không theo quy định pháp luật?

74
bị cận có phải đi nghĩa vụ không

Với sự phát triển của y học và công nghệ, việc chẩn đoán và điều trị cận thị đã có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, một câu hỏi mà nhiều người đặt ra là liệu bị cận có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không? Quy định về việc miễn nghĩa nghĩa vụ quân sự đối với người bị cận thị có thể thay đổi tùy quy đinh luật pháp cụ thể. Vậy “Bị cận có phải đi nghĩa vụ không?” có nội dung như thế nào?

Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Bị cận có phải đi nghĩa vụ không

Bị cận có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đòi hỏi sự đóng góp của mỗi công dân cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước, theo đúng quy định của Đảng và nhà nước. Trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, mọi công dân, bất kể dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, và nơi cư trú, đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên, việc miễn nghĩa vụ quân sự cho người bị cận được xem xét dựa trên các quy định cụ thể của pháp luật về nghĩa vụ quân sự tại quốc gia cụ thể. Mỗi quốc gia có quy định riêng về việc miễn nghĩa vụ quân sự cho những trường hợp sức khỏe không cho phép tham gia vào các hoạt động quân sự. Do đó, để biết Bị cận có được miễn nghĩa vụ quân sự hay không, cần tham khảo và tuân thủ quy định của pháp luật đang áp dụng. Bạn cũng có thể xem thêm các điều kiện để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đại học tại website của Tìm Luật.

Căn cứ Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP, yêu cầu về sức khỏe được đánh giá qua các chỉ tiêu là: Thể lực; các bệnh về mắt; các bệnh về răng, hàm, mặt; các bệnh về tai, mũi, họng; các bệnh về thần kinh, tâm thần; các bệnh về tiêu hóa; các bệnh về hô hấp; các bệnh về tim mạch; các bệnh về cơ, xương, khớp.

Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng  quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo đó, quy định về tiêu chuẩn phân loại bệnh cận thị khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:

+ Cận thị dưới 1,5 diop: điểm 2;

+ Cận thị từ 1,5 diop đến dưới 3 diop: điểm 3

+ Cận thị từ 3 diop đến dưới 4 diop: điểm 4;

+ Cận thị từ 4 diop đến dưới 5 diop: điểm 5;

+ Cận thị từ 5 diop trở lên: điểm 6;

+ Cận thị đã qua phẫu thuật thì tính theo thị lực không kính và cộng thêm 1 điểm.

– Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP về phân loại sức khỏe tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:

+ Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

+ Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

+ Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

+ Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

+ Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

+ Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Theo quy định của pháp luật, khi được khám sức khỏe cho mục tiêu tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân nam bị cận thị từ 1,5 độ trở lên sẽ không đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe và sẽ bị tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.

Vì vậy, công dân sẽ không cần thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu bị cận thị từ 1,5 độ trở lên.

Bị cận có phải đi nghĩa vụ không

Cận thị bao nhiêu độ không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Cận thị là một tình trạng thị lực bị suy giảm, và có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận diện và nhận biết các đối tượng ở khoảng cách xa. Việc xác định liệu cận thị có ảnh hưởng đến nghĩa vụ quân sự hay không, đòi hỏi sự đánh giá kỹ lưỡng từ các cơ quan y tế và quân đội.

Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ 05 tiêu chuẩn sau:

– Lý lịch rõ ràng;

– Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

– Có đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

– Có trình độ văn hóa phù hợp.

Căn cứ Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP, yêu cầu về sức khỏe được đánh giá qua các chỉ tiêu là: Thể lực; các bệnh về mắt; các bệnh về răng, hàm, mặt; các bệnh về tai, mũi, họng; các bệnh về thần kinh, tâm thần; các bệnh về tiêu hóa; các bệnh về hô hấp; các bệnh về tim mạch; các bệnh về cơ, xương, khớp.

Theo Điều 9 Thông tư 16, với mỗi chỉ tiêu sau khi khám, bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

– Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

– Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

– Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

– Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

– Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

– Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

Dựa vào điểm số đối với các chỉ tiêu sức khỏe trên, tiêu chuẩn về sức khỏe được đánh giá như sau:

– Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

– Loại 2: Có ít nhất 01 chỉ tiêu bị điểm 2;

– Loại 3: Có ít nhất 01 chỉ tiêu bị điểm 3;

– Loại 4: Có ít nhất 01 chỉ tiêu bị điểm 4;

– Loại 5: Có ít nhất 01 chỉ tiêu bị điểm 5;

– Loại 6: Có ít nhất 01 chỉ tiêu bị điểm 6.

Ngoài ra, đối với yêu cầu về sức khỏe, tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định, tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 01, 02, 03; không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 03 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

Như vậy, công dân không phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu cận thị từ 1,5 diop trở lên. 

Vấn đề “Bị cận có phải đi nghĩa vụ không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Người bị nhiễm HIV/AIDS được đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về các trường hợp không được gọi đi nghĩa vụ quân sự như sau:
Tiêu chuẩn tuyển quân
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Như vậy, đối với người bị nhiễm HIV/AIDS sẽ không được đi nghĩa vụ quân sự.

Cận 2 độ có phải đi nghĩa vụ?

Theo tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ)
Do đó, Cận 2 độ thuộc diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

5/5 - (1 bình chọn)