Biển báo dành cho người tàn tật là một phần quan trọng của hệ thống giao thông xã hội, giúp đảm bảo quyền và lợi ích khi tham gia giao thông của những người khuyết tật. Việc quy định, sử dụng đúng cách các biển báo này là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan chức năng và người dân khi tham gia giao thông.
Vậy “Biển báo dành cho người tàn tật được quy định như thế nào?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Người khuyết tật là ai?
Khái niệm về người khuyết tật đang gây tranh cãi ở nhiều quốc gia và chưa có sự thống nhất về định nghĩa này áp dụng chung giữa các nước. Các quốc gia khác nhau có quan điểm và quy định riêng về tình trạng và mức độ khuyết tật. Theo đó, pháp luật Việt Nam quy định về người khuyết tật như sau:
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 quy định:
“1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”
Cụ thể người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật theo Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Mức độ khuyết tật
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Biển báo nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật
Trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ, có một loại biển đặc biệt được thiết kế ưu tiên dành người khuyết tật. Đó là biển báo nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật, có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền và an toàn giao thông của người tàn tật. Trong phần này của bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại biển báo và quy định pháp luật liên quan đến nơi đỗ xe cho người khuyết tật.
Biển báo hiệu “Nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật” Mục E.49 Phụ lục E QCVN 41:2019/BGTVT được quy định như sau:
“Biển số I.446 “Nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật”
Để báo hiệu nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật, đặt biển số I.446 “Nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật”. Biển đặt tại vị trí thích hợp có thể sử dụng kết hợp với biển P.131a “Cấm đỗ xe” và biển số I.408 “Nơi đỗ xe”.
Người tàn tật có được phép tham gia giao thông không?
Theo các quy định pháp luật, người tàn tật là một trong các nhóm đối tượng được phép điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Mặc dù không đáp ứng đủ điều kiện để được cấp giấy phép lái xe và điều khiển phương tiện giao thông như những người bình thường, nhưng người tàn tật vẫn có quyền và khả năng xin cấp giấy phép lái xe và điều khiển phương tiện giao thông dành riêng cho họ, theo những quy định cụ thể được đề ra trong luật pháp về việc tham gia giao thông đường bộ của người tàn tật.
Theo quy định tại Điều 41 Luật người khuyết tật năm 2010 về Tham gia giao thông của người khuyết tật như sau:
“Điều 41. Tham gia giao thông của người khuyết tật
1. Phương tiện giao thông cá nhân của người khuyết tật khi tham gia giao thông phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyết tật. Phương tiện giao thông cá nhân đòi hỏi phải có giấy phép điều khiển thì người khuyết tật được học và cấp giấy phép điều khiển đối với phương tiện đó.
2. Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.
3. Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Chính phủ.
4. Người khuyết tật được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.”
Ngoài ra, phương tiện giao thông của người khuyết tật được quy định tại Điều 42 Luật Người khuyết tật 2010, như sau:
“Điều 42. Phương tiện giao thông công cộng
1. Phương tiện giao thông công cộng phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật; có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.
2. Phương tiện giao thông công cộng để người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Đơn vị tham gia vận tải công cộng phải đầu tư và bố trí phương tiện bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận trên các tuyến vận tải theo tỷ lệ do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.
4. Phương tiện giao thông công cộng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế khi sản xuất, nhập khẩu.”
Vấn đề “Biển báo dành cho người tàn tật được quy định như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu sơ yếu lý lịch 2023.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm của mọi người đối với người khuyết tật , người già yếu khi tham gia giao thông
– Căn cứ Khoản 3 Điều 33 Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về trách nhiệm của mỗi người đối với người khuyết tật, người già yếu, cụ thể là:
+ Mỗi người khi gặp những người già yếu, người khuyết tật khi tham gia giao thông cần phải giúp đỡ họ.
+ Những người già yếu phải ngồi xe lăn đang muốn di chuyển qua đường thì nên giúp họ qua đường an toàn.
+ Người khiếm thị cũng vậy, khi tham gia giao thông họ muốn qua đi thì cần đi cùng đưa người ta qua đường.
Người khuyết tật được giảm giá vé tàu, xe buýt bao nhiêu %?
Theo Điều 12 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật thì miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng đối với người khuyết tật như sau:
– Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe buýt.
– Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải nội địa bằng các phương tiện sau đây:
+ Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay;
+ Giảm tối thiểu 25% đối với tàu hỏa, tàu điện, tàu thủy, xe ô tô vận tải khách theo tuyến cố định.
– Đơn vị tham gia vận tải công cộng phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật. Để được miễn, giảm giá vé dịch vụ, người khuyết tật cần xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật.