Các loại phụ cấp trong quân đội quy định như thế nào?

102
các loại phụ cấp trong quân đội

Các loại phụ cấp trong quân đội đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống và hiệu suất làm việc của lực lượng quân đội. Quân đội phải hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau, bao gồm cả ngoài chiến trường, vì vậy các khoản phụ cấp được quy định  để bù đắp những khó khăn và rủi ro trong quá trình làm nhiệm vụ.

Vậy “Các loại phụ cấp trong quân đội quy định như thế nào?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Các loại phụ cấp trong quân đội

Các loại phụ cấp trong quân đội

Các loại phụ cấp trong quân đội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ tài chính và phúc lợi cho các thành viên trong lực lượng quân đội. Ngoài mức lương cơ bản, để đảm bảo cuộc sống và hiệu suất làm việc của các chiến sĩ, các loại phụ cấp đã được quy định để bù đắp những khó khăn và rủi ro trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và bảo vệ đất nước. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại phụ cấp trong quân đội như sau:

Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

Mức phụ cấp quân hàm thực hiện từ ngày 1.7.2023 = Mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng x Hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 1.7.2023 = Mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng.

Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở đối với người hưởng lương

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1.7.2023 = Mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định.

Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1.7.2023 = Mức phụ cấp quân hàm binh nhì (tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng) x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định.

Mức phụ cấp tính theo tỉ lệ % đối với người hưởng lương

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1.7,2023 = Mức lương thực hiện từ ngày 1.7.2023 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 1.7.2023 + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 1.7.2023 x Tỉ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định.

Mức phụ cấp tính theo tỉ lệ % đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1.7.2023 = Mức phụ cấp quân hàm hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng x Tỉ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định.

Mức trợ cấp tính theo mức lương cơ sở

Mức trợ cấp thực hiện từ ngày 1.7.2023 = Mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng x Số tháng được hưởng trợ cấp theo quy định.

Các mức lương, phụ cấp, trợ cấp của sĩ quan, người hưởng lương cấp hàm cơ yếu, quân nhân chuyên nghiệp, người hưởng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu được quy định tại các Bảng của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với viên chức quốc phòng, công chức quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được áp dụng cách tính mức lương, phụ cấp, trợ cấp như trên.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể, giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Quy định về các khoản phụ cấp của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam

Lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam là nòng cốt của quốc phòng và an ninh của đất nước. Để đảm bảo điều kiện làm việc hiệu quả, chính phủ và các cơ quan có liên quan đã thiết lập và quy định các khoản phụ cấp cho quân đội. Những quy định này không chỉ giúp đảm bảo cuộc sống và công việc của các chiến sĩ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tinh thần làm việc của họ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy định liên quan đến các khoản phụ cấp của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.

Nghị quyết 27-NQ/TW/ 2018 về cải cách tiền lương với cán bộ, công chức được ban hành, theo đó các chế độ phụ cấp của lực lượng quân đội nhân dân cụ thể như sau:

3.1. Phụ cấp thâm niên vượt khung

Áp dụng: Quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.

Mức phụ cấp:

Quân nhân xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của các chức danh thì sau khi đủ 36 tháng đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%;Nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.

3.2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo

Áp dụng đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung.

3.3. Phụ cấp khu vực

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

Mức phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.

Chú ý: Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì.

3.4. Phụ cấp đặc biệt

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Phụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang.

3.5. Phụ cấp thâm niên nghề

Áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

Mức phụ cấp như sau: sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành cơ yếu  thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

3.6. Phụ cấp trách nhiệm công việc

Áp dụng người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã.

Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

3.7. Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh

Áp dụng đối với người: Không hưởng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân; quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân nhưng làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu.

Phụ cấp gồm 2 mức: 30% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung.

Vấn đề “Các loại phụ cấp trong quân đội quy định như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như điều kiện hoãn nghĩa vụ quân sự tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đại học.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Phụ cấp là gì? 

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương
Như vậy, phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.

Sĩ quan quân đội là gì?

Hiện nay, khái niệm Sĩ quan Quân đội đã được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luạt. Theo đó, tại Điều 1 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 sửa đổi 2008 quy định như sau:
“Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.”
Có thể nói, Sĩ quan Quân đội là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

5/5 - (1 bình chọn)