Cách lấy mã số thuế cá nhân như thế nào?

122
Cách lấy mã số thuế cá nhân như thế nào

Theo quy định, cá nhân đến nộp hồ sơ trực tiếp phải khai thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế hàng năm và hạn chót là ngày 31 tháng 4 hàng năm. Tuy nhiên, nhiều người nộp thuế vẫn chưa biết cách tra cứu mã số thuế thu nhập cá nhân. Dưới đây là 7 cách tra cứu 2023 trực tuyến an toàn, dễ dàng. Vậy cách lấy mã số thuế cá nhân như thế nào năm 2023? Cùng tìm hiểu vấn đề này với chúng tôi qua bài viết sau đây nhé

Quy định về mã số thuế cá nhân

Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về mã số thuế như sau:

“Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự khác do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

“Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế”

Như vậy, căn cứ theo 2 quy định trên có thể thấy: Mã số thuế cá nhân là một dãy số duy nhất gồm 2 loại sau:

– Mã số thuế cá nhân 10 chữ số và chỉ có ký tự khác.

– Mã số thuế cá nhân 13 chữ số và chỉ có ký tự khác <có dấu gạch ngang tại mã số thuế 13 chữ số

Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế

– Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:

+ Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

– Cấu trúc mã số thuế được quy định như sau:

+ Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;

+ Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;

– Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:

+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;

+ Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

+ Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

+ Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;

+ Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;

+ Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

– Đăng ký thuế bao gồm:

+ Đăng ký thuế lần đầu;

+ Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;

+ Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh;

+ Chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

+ Khôi phục mã số thuế.

Cách lấy mã số thuế cá nhân như thế nào

Cách lấy mã số thuế cá nhân

Người nộp thuế có thể tra cứu mã số thuế cá nhân bằng 02 cách sau:

* Cách tra cứu mã số thuế cá nhân thứ nhất:

Bước 1: Truy cập vào Trang thông tin của Tổng cục thuế tại địa chỉ http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp

Bước 2: Nhập số CMND/CCCD và mã xác nhận. Sau đó nhấn Tra cứu.

Bước 3: Xem mã số thuế cá nhân của mình

Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân trực tiếp

Cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân không qua cơ quan chi trả thu nhập hoặc không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế thì người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế đăng ký mã số thuế có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy vào các đối tượng khác nhau mà hồ sơ đăng ký thuế sẽ có một số giấy tờ kèm theo, cụ thể:

(1) Cá nhân làm việc tại tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế.

– Hồ sơ đăng ký thuế gồm:

+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT;

+ Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; 

+ Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

(2) Cá nhân làm việc cho tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.

Hồ sơ đăng ký thuế gồm:

– Giấy tờ quy định tại trường hợp (1)

– Bản sao văn bản bổ nhiệm của Tổ chức sử dụng lao động trong trường hợp cá nhân người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân được cử sang Việt Nam làm việc nhưng nhận thu nhập tại nước ngoài.

(3) Cá nhân phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Công chức tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế

Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế.

Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi số văn thư của cơ quan thuế

Bước 3: Trả kết quả

Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đối với hồ sơ thuộc diện cơ quan thuế phải trả kết quả cho người nộp thuế, thời hạn xử lý hồ sơ đối với từng loại hồ sơ đã tiếp nhận.

Bước 4: Kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế theo mẫu 01/TB-BSTT-NNT tại Phụ lực II ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách lấy mã số thuế cá nhân như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như mẫu đơn khởi kiện thuận tình ly hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi vấn đề thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký mã số thuế cá nhân mất bao lâu?

Nếu trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký MST cá nhân tại Cục Thuế thì không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ thông tin, bạn sẽ được cấp mã số thuế.
Nếu nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký MST cá nhân tại Chi cục Thuế thì không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ thông tin, bạn sẽ được cấp mã số thuế.
Nếu bạn gửi hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân qua bưu điện thì không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ thông tin, bạn sẽ được cấp mã số thuế.

Đăng ký mã số thuế cá nhân ở đâu?

Để đăng ký MST cá nhân thì người nộp hồ sơ đăng ký MST cá nhân tại các địa điểm sau:
Phải nộp tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).
– Đối với hồ sơ đăng ký thuế bằng giấy: khi nộp hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thuế bạn sẽ nhận phiếu hẹn ngày trả kết quả tự đăng ký MST cá nhân.
– Có thể nộp hồ sơ bản giấy qua đường bưu điện đến cơ quan thuế.

5/5 - (1 bình chọn)