Cách tính lương bình quân khi nghỉ hưu của người lao động

77
Cách tính lương bình quân khi nghỉ hưu của người lao động

Lương hưu là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với người lao động sau khi hết độ tuổi lao động. Mức lương hưu mà mỗi người nhận được sẽ phụ thuộc vào quá trình làm việc và việc đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH). Vì vậy, để tính toán thời điểm nghỉ hưu có lợi nhất, người lao động cần hiểu rõ quy trình đóng BHXH của mình và quá trình làm việc. Có sự khác biệt trong cách tính lương hưu giữa người lao động được hưởng lương theo quy định của Nhà nước và người lao động hưởng lương theo quy định của người sử dụng lao động.

Vậy “Cách tính lương bình quân khi nghỉ hưu của người lao động” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Cơ sở pháp lý

Luật bảo hiểm xã hội 2014

Bộ luật Lao động 2019

Điều Kiện Hưởng Lương Hưu Theo Quy Định Mới Nhất

Điều kiện hưởng lương hưu trong trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 sửa đổi, bổ sung Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường khi nghỉ hưu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên sẽ được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

– Lao động năm đủ từ 60 tuổi 6 tháng và nữ đủ từ 55 tuổi 8 tháng vào năm 2022.

– Lao động nam đủ từ 55 tuổi 6 tháng và nữ đủ từ 50 tuổi 8 tháng, có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại,… (theo Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động).

– Lao động nam đủ từ 50 tuổi 6 tháng và lao động nữ đủ từ 45 tuổi 8 tháng, có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

– Lao động nam nghỉ hưu tính từ năm 2022 trở đi là 20 năm.

– Lao động nữ nghỉ hưu tính từ năm 2022 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2% và mức tối đa đạt được là 75%.

Điều kiện hưởng lương hưu trong trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện

Người lao động tham gia vào Bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng lương hưu khi đạt đủ tuổi là 60 tuổi 6 tháng đối với nam và 55 tuổi 8 tháng đối với nữ, và đã đóng đủ 20 năm Bảo hiểm xã hội trở lên.

Căn cứ theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, sửa đổi Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu trong trường hợp:

– Đủ tuổi nghỉ hưu căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.”

– Có đủ từ 20 năm đóng BHXH trở lên.

– Đối với trường hợp đã đủ điều kiện theo quy định về độ tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đạt đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Cách tính mức bình quân tiền lương khi nghỉ hưu của người lao động

Số tiền lương hưu mà người lao động nhận được hàng tháng phụ thuộc vào mức đóng và thời gian tham gia BHXH của người lao động. Theo quy định, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng lấy tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Theo Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại được quy định như sau:

“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Cách tính lương bình quân khi nghỉ hưu của người lao động

Vấn đề Cách tính lương bình quân khi nghỉ hưu của người lao động đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như là mẫu đơn xin nghỉ việc qua email… Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm bài viết

Bảng tính nghỉ hưu trước tuổi mới năm 2023

Theo quy định 2023 cách tính tuổi nghỉ hưu sớm đúng

Chế độ nghỉ hưu hiện nay như thế nào theo quy định?

Câu hỏi thường gặp

Về nghỉ hưu có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định như sau:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
Như vậy, theo quy định này, khi chấm dứt hợp đồng lao động và đã làm hồ sơ hưởng lương hưu nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền, đã có quyết định hưởng chế độ hưu trí thì người lao động sẽ không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Cách tính lương hưu có phụ cấp thâm niên

Theo Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH đã sửa đổi khoản 4 Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH thì lương hưu của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề có hoặc không có phụ cấp thâm niên nghề rồi mới nghỉ hưu, được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ những năm cuối để làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của những năm cuối trước khi nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề cao nhất (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí để làm cơ sở tính lương hưu.
– Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ những năm cuối để làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
– Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng BHXH của những năm cuối để tính lương hưu vừa có thời gian đóng có phụ cấp thâm niên nghề, vừa có thời gian đóng không có phụ cấp thâm niên nghề thì tính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Trường hợp trong quá trình đóng BHXH có khoảng thời gian đóng bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề cao hơn tiền lương tháng đóng BHXH của những năm cuối thì được lấy tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề tương ứng với số năm quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí) để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

5/5 - (1 bình chọn)