Chế độ thai sản là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng đối với người lao động. Không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng được hưởng chế độ này khi vợ sinh con. Hệ thống sinh con trai khi một người phụ nữ sinh con là gì, những ưu điểm và thủ tục của nó là gì? Chúng tôi giải thích vấn đề này qua bài viết Cách tính tiền thai sản cho chồng như thế nào dưới đây của Tìm luật. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé
Quy định về chế độ nghỉ thai sản của chồng năm 2023
Chế độ thai sản là một trong những biện pháp an sinh xã hội quan trọng để người lao động thực hiện nghĩa vụ làm cha mẹ. Nó có thể được sử dụng không chỉ bởi phụ nữ, mà cả đàn ông khi vợ của họ có con. Thời gian nghỉ thai sản cho chồng đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con như sau:
Trường hợp vợ sinh con
– Vợ sinh thường: 05 ngày làm việc;
– Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi: 07 ngày làm việc;
– Vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc;
(từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc)
– Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Trường hợp sau khi sinh con
– Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014.
Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
– Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
– Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp chồng nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Trường hợp người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ việc tối đa 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho chồng
Theo quy định tại Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con
Theo đó, tại quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản. Căn cứ vào Khoản 2, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLDXH quy định điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH (mẹ không tham gia BHXH) thì cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Cách tính tiền thai sản cho chồng
Căn cứ Khoản 1, Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc Hội đối với mức hưởng chế độ thai sản cho nam giới như sau:
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày như sau:
Mức hưởng = Mức lương bình quân đóng BHXH/24 ngày X số ngày nghỉ
Ví dụ: Lương bình quân đóng bảo hiểm 6 tháng trước khi vợ sinh là: 7.000.000 và bạn được nghỉ 7 ngày (vì vợ sinh mổ)
Như vậy, Mức hưởng của lao động nam như sau:
Mbq6t = (6 x7.000.000đ)/6 tháng = 7.000.000đ
Mức hưởng cho 7 ngày = 7.000.000/ 24 x 7 = 2.042.000 đồng
Trong đó: Mbq6t : Mức bình quân 6 tháng tiền lương đóng BHXH gần nhất trước khi hưởng chế độ
Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con
Mức hưởng trợ cấp một lần = Lương cơ sở tại tháng nhận nuôi con nuôi X 02
(Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15)
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của chồng
Khi thuộc đối tượng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện để hưởng chế độ thai sản thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ giấy tờ. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của chồng gồm:
– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con
– Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
*Hồ sơ hưởng chế độ thai sản trong một số trường hợp đặc biệt
– Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
– Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
– Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Tìm luật đã cung cấp thông tin có liên quan đến vấn đề “Cách tính tiền thai sản cho chồng như thế nào?“ hoặc tư vấn về các vấn đề pháp lý khác liên quan như là hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc về vấn đề pháp lý.
Câu hỏi thường gặp
Cả vợ, chồng đều tham gia BHXH khi sinh con sẽ được hưởng chế độ cao hơn không?
Nếu cả 2 vợ, chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội thì khi sinh con chế độ cũng không khác so với chỉ có lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu như cả 2 vợ chồng cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì người chồng sẽ được nghỉ việc chăm sóc vợ khi sinh theo quy định. Đó là điểm khác khi chỉ có mình lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội.
Thời gian hưởng chế độ thai sản cho chồng?
Căn cứ Khoản 2, Điều 34, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định chi tiết chế độ nghỉ thai sản của chồng khi có vợ sinh con như sau:
Lao động nam đang đóng BHXH khi có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian chồng nghỉ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.