Cần lưu ý khi mua đất rừng sản xuất những vấn đề gì 2023?

184
Cần lưu ý khi mua đất rừng sản xuất những vấn đề gì 2023?

Vì đất rừng sản xuất là loại đất khá đặc biệt và được nhà nước quan tâm, chính vì vậy khi mua đất rừng sản xuất cần lưu ý những vấn đề quan trọng để tránh vướng phải tranh chấp pháp lý. Để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của bản thân khi mua đất trồng cây lâu năm, cần nắm được một số quy định cơ bản về loại đất này. Vậy, Cần lưu ý khi mua đất rừng sản xuất những vấn đề gì? Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Đất rừng sản xuất là gì?

Theo điểm c, khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất rừng sản xuất được phân loại vào nhóm đất nông nghiệp.

Đất rừng sản xuất được chia thành hai nhóm:

– Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Gồm rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

– Rừng sản xuất là rừng trồng: Gồm rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước và rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.

Đất rừng sản xuất được quy định như thế nào?

Theo Điều 135 Luật Đất đai 2013 quy định về đất rừng sản xuất như sau:

“Điều 135. Đất rừng sản xuất

1. Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:

a) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;

b) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;

c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

4. Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.”

Cần lưu ý khi mua đất rừng sản xuất những vấn đề gì 2023?

Có được mua bán đất rừng sản xuất không?

Căn cứ vào Điều 192 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Điều 192. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.

2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

3. Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.”

Theo đó, nếu chuyển nhượng đất rừng sản xuất thì người sử dụng đất có thể chuyển nhượng được nhưng chỉ được chuyển nhượng cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.

Nếu muốn bán đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân khác, phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất.

Cần lưu ý khi mua đất rừng sản xuất những vấn đề gì?

Để không dẫn đến những rắc rối về pháp lý thì khi mua đất rừng sản xuất người sử dụng đất cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Đất rừng sản xuất phải có sổ đỏ hoặc sổ xanh
  • Kiểm tra đảm bảo đất rừng sản xuất không có tranh chấp, cầm cố ngân hàng và không vướng vào các vấn đề pháp lý.
  • Xem thông tin đất rừng sản xuất có nằm trong diện quy hoạch hay không.
  • Nên so sánh giá giữa các khu đất rừng lân cận với nhau, tránh bị mua với giá cao.
  • Nên mua chính chủ hoặc công ty giới thiệu uy tín, không nên mua đất rừng sản xuất qua cò đất hoặc trung gian.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng sổ đỏ đất rừng sản xuất
  • Trong trường hợp mua đất rừng chưa có sổ đỏ, người mua cần phải yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được cấp sổ đỏ. Trường hợp không đủ điều kiện và không có bất kỳ giấy tờ gì thì không nên mua bán vì sẽ vi phạm pháp luật dễ gặp phải rủi ro.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Cần lưu ý khi mua đất rừng sản xuất những vấn đề gì 2023?” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu hợp đồng thuê nhà công chứng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Thế chấp đất rừng sản xuất được không?

Theo Điều 84 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ như sau:
– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ có quyền sau đây:
+ Các quyền quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017;
+ Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng sản xuất do chủ rừng đầu tư;
+ Được sở hữu cây trồng xen, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng phòng hộ do chủ rừng đầu tư;
+ Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 Luật Lâm nghiệp 2017;
+ Được chia sẻ lợi ích từ rừng trong trường hợp trồng rừng bằng vốn ngân sách nhà nước;
+ Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;
+ Cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ có nghĩa vụ quy định tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017.

Đối tượng nào nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng?

Căn cứ Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
“3. Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.”
Theo đó, nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng được nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)