Cấu thành tội gây rối trật tự công cộng chuẩn quy định 2023

90
Cấu thành tội gây rối trật tự công cộng chuẩn quy định 2023

Hành vi gây rối trật tự công cộng nếu có đủ yếu tố thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh gây rối trật tự công cộng. Để bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh gây rối trật tự công cộng thì hành vi cần thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng. Hãy theo dõi cấu thành tội gây rối trật tự công cộng chuẩn quy định 2023 dưới bài viết này của Tìm luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Gây rối trật tự công cộng là gì?

Để khu dân cư, khu công cộng hay các khu vực khác có môi trường sống ổn định, yên bình thì pháp luật quy định cấm các hành vi gây rối trật tự công cộng. Do đó, cá nhân, tổ chức cần phải tuân thủ pháp luật, không gây rối trật tự công cộng. Do đó, moi người phải nắm được gây rối trật tự công cộng là gì? Để hiểu rõ hơn về gây rối trật tự công cộng, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Gây rối trật tự công cộng được hiểu là hành vi cố ý gây mất trật tự, ổn định, kỷ luật ở nơi công cộng. Hành vi này gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, an toàn xã hội. Bên cạnh đó trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước và xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Gây rối trật tự cộng được biểu hiện thông qua các hành vi cụ thể như:

– Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác;

– Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị nơi công cộng;

– Hò hét, tạo tiếng động gây âm ĩ, đua xe máy trái phép;

– Tụ tập đánh nhau…

Các hành vi gây rối trật tự công cộng được thực hiện ở những địa điểm như sân vận động, công viên, đường phố,… Ở đó, các hoạt động chung được diễn ra một cách thường xuyên hoặc không thường xuyên.

Như vậy, hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tội gây rối trật tự công cộng theo Bộ Luật hình sự 2015

Để xử lý những hành vi gây rối trật tự công cộng thì ngoài xử phạt hình chính, pháp luật còn quy định truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gây rối trật tự công cộng. Vậy, Tội gây rối trật tự công cộng theo Bộ Luật hình sự 2015 quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Căn cứ tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gây rối trật tự công cộng như sau:

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Theo đó, cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng khi có những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tội gây rối trật tự công cộng theo Bộ Luật hình sự 2015

Cấu thành tội gây rối trật tự công cộng

Để có thể xác định hành vi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng cần xem xét hành vi đó có thỏa mãn yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng. Vậy, cấu thành tội gây rối trật tự công cộng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.

Chủ thể

Chỉ cần người có hành vi gây rối trật tự công cộng đủ độ tuổi chịu trách nhiệm và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì chủ thể chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Khách thể

Khách thể của tội gây rối trật tự công cộng là tội phạm xâm phạm đến trật tự an ninh xã hội, cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng. Ngoài ra còn xâm phạm đến các hoạt động đi lại, làm việc, vui chơi nguyên tắc an toàn nơi công cộng tại nơi có nhiều người qua lại, đồng thời xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của những người xung quanh. Hành vi này cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình ổn định đời sống của người dân.

Cấu thành tội gây rối trật tự công cộng chuẩn quy định 2023

Mặt khách quan

Hành vi khách quan: chủ thể thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng. v.v…

Khi xác định hành vi gây rối trật tự cần phải phân biệt với hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành một tội khác thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ đã thực hiện, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.

Hậu quả: thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội. Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc, vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

+ Là dấu hiệu bắt buộc nếu chủ thể chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xoá án tích.

+ Không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu chủ thể đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của tội phạm này thì chủ thể có hành vi vi phạm có đầy đủ năng lực hành vi biết rõ hành vi của mình sẽ ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội nhưng vẫn thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Thông tin liên hệ

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cấu thành tội gây rối trật tự công cộng chuẩn quy định 2023”. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp thắc mắc của các bạn về pháp luật. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Gây rối trật tự công cộng đối diện mức tiền phạt hành chính nào?

Căn cứ điểm b Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;

Như vậy, hành vi trên thì có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi này.

Người phạm tội gây rối trật tự công cộng tự thú có được giảm án hay không?

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm r khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;

Theo đó, tự thú có thể xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội gây rối trật tự công cộng.

5/5 - (1 bình chọn)