Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?

140
Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy

Chi phí liên quan đến việc làm giấy phép phòng cháy chữa cháy là lệ phí mà cá nhân, doanh nghiệp, hoặc tổ chức phải đóng khi thực hiện thủ tục làm hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Các ngành nghề khác nhau sẽ có quy định khác nhau, và không phải tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh đều bắt buộc phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Điều này thường phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và mức độ rủi ro về cháy nổ của hoạt động đó.

Vậy “Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?

Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy hiện nay

Hiện nay, vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Cơ quan chức năng và các doanh nghiệp. Để đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản, nhiều quốc gia đã đặt ra các quy định và yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến việc có giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các tòa nhà, cơ sở kinh doanh và sản xuất. Điều này đặt ra câu hỏi về chi phí liên quan đến việc làm giấy phép phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào? Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu vấn đề về chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy hiện nay, cũng như sự quan trọng của việc tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy.

Mức thu phí cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

Theo Điều 5 Thông tư 258/2016/TT-BTC phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy, được sửa đổi một số điều tại thông tư 52/2019/TT-BTC quy định lệ phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy.

“Điều 5. Phương pháp tính mức thu phí thẩm định phê duyệt

1. Mức thu phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là mức thu phí thẩm duyệt) đối với dự án xác định theo công thức sau:

Mức thu phí thẩm duyệt=Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệtxTỷ lệ tính phí
Phương pháp tính mức thu phí thẩm định phê duyệt

Trong đó:

– Tổng mức đầu tư dự án được xác định theo theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, chi phí sử dụng đất (tính toán trước thuế).

– Tỷ lệ tính phí được quy định tại các Biểu mức thu phí I, II kèm theo Thông tư này.

2. Trường hợp dự án có tổng mức đầu tư nằm giữa các khoảng giá trị tổng mức đầu tư của dự án ghi trong Biểu mức tỷ lệ tính phí 1, 2 kèm theo Thông tư này thì tỷ lệ tính phí được tính theo công thức sau:

  • Trong đó:
  • – Nit là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (Đơn vị tính: %).
  • – Git là giá trị tổng mức đầu tư của dự án thứ i cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
  • – Gia là giá trị tổng mức đầu tư cận trên giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
  • – Gib là giá trị tổng mức đầu tư cận dưới giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
  • – Nia là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gia (Đơn vị tính: %).
  • – Nib là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gib (Đơn vị tính: %).
  • 3. Mức thu phí thẩm duyệt phải nộp đối với một dự án được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, mức tối thiểu là 500.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.
  • 4. Mức thu phí thẩm duyệt đối với dự án đầu tư xây dựng thiết kế cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; xây dựng mới hạng mục công trình được xác định theo giá trị tổng mức đầu tư cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; thiết kế xây dựng mới hạng mục công trình.”
  • Biểu mức tỷ lệ tính chi phí làm giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
  • Bên cạnh sự thay đổi về chi phí cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, cũng cần lưu ý quá trình đánh giá và xác định mức phí thường dựa trên nhiều yếu tố. Điều này bao gồm quy mô của dự án, mức độ rủi ro về cháy nổ của hoạt động, cũng như việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn. Việc xác định chi phí cụ thể giúp đảm bảo cho người dân và doanh nghiệp đang thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy sẽ không gặp khó khăn từ việc đóng phí.
  • Biểu mức tỷ lệ tính lệ phí cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy hiện nay được ban hành kèm theo Thông tư số 258/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
  • – Đối với dự án, công trình
STT        Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)Tỷ lệ tính phí (%)Đến 1510050010005000Từ 10000 trở lên
1Dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông0.006710.003630.002020.001350.000750.0005
2Dự án, công trình dầu khí, năng lượng, hóa chất0.013280.007180.003990.002660.001480.00099
3Dự án, công trình dân dụng, công nghiệp khác0.009670.005230.002910.001940.001080.00072
4Dự án, công trình khác0.008880.00480.002670.001780.000990.00066

– Đối với phương tiện giao thông cơ giới

STT        Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)Tỷ lệ tính phí (%)Đến 0550100500Từ 1000 trở lên
1Tàu hỏa0.012140.006390.004260.002370.00158
2Tàu thủy0.02430.012790.008530.004740.00316

Đối tượng phải làm giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định

Việc xác định rõ ràng đối tượng nào cần phải làm giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định là vô cùng quan trọng. Điều này đảm bảo an toàn cháy nổ một cách hiệu quả và tập trung vào mục tiêu chính là bảo vệ tính mạng và tài sản của con người. Đồng thời, việc quản lý và giám sát các quy định này cũng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, các cơ quan chức năng có thẩm quyền, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,… để đảm bảo tất cả mọi người đều được bảo vệ khỏi nguy cơ cháy nổ.

Theo Khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:

“3. Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:

a) Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;

b) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;

c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.”

Đồng thời theo Điều 4 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy như sau:

“Điều 4. Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy

1. Cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013 (sau đây gọi chung là Luật Phòng cháy và chữa cháy) được xác định là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.

Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở; trong phạm vi một cơ sở có thể có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động.

2. Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.”

Ngoài ra theo điểm c, e khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, cụ thể:

“c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.”

Vấn đề “Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu sơ yếu lý lịch 2023 … hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm:
– Văn bản đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở.
– Danh sách cá nhân có chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của doanh nghiệp, cơ sở.
– Bản sao chứng chỉ và bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân.
– Bản sao văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn của cá nhân.
– Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.

Cần những điều kiện nào xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với các cửa hàng kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh?

Để được cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, các cửa hàng kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện thủ tục phòng cháy chữa cháy sau:
Các cửa hàng kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh, gia công, nhà ở, khách sạn, các tòa nhà và văn phòng làm việc có chiều cao theo quy định phải cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy.
Cần phải có quy trình kỹ thuật đầy đủ để phù hợp với quá trình, sản xuất, kinh doanh và hệ thống điện trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các thiết bị sử dụng điện. Chống sét, sinh nhiệt, sinh lửa, nguồn lửa phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về phòng chống cháy nổ.

5/5 - (1 bình chọn)