Có thể thấy ở một số vỉa hè có nhiều xe cộ đỗ, dừng dẫn đến gây ảnh hưởng đến người đi bộ và lối ra vào nhà hay cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, việc đỗ xe trên vỉa hè là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, nhiều thắc mắc rằng có được đỗ xe trên vỉa hè không? Vậy, theo quy định hiện hành thì có được đỗ xe trên vỉa hè không? Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 04/2008/TT-BXD
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Có được đỗ xe trên vỉa hè không?
Theo Thông tư 04/2008/TT-BXD quy định thì hè (hay vỉa hè, hè phố) là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.
Như vậy, theo Thông tư này thì vỉa hè phục vụ chủ yếu cho người đi bộ chứ không quy định là chỉ dành riêng cho người đi bộ và không cấm đỗ xe.
Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng có quy định như sau: “Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.”
Tuy nhiên, như thế nào là đỗ xe trên hè phố trái quy định thì Luật lại không quy định cụ thể.
Trong Luật Giao thông đường bộ 2008 chỉ quy định 11 vị trí không được dừng xe, đỗ xe (không có vỉa hè) và yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe, đỗ xe phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông…
Khi nào được đỗ xe trên vỉa hè
Căn cứ theo Điều 18 và 19 Luật Giao thông Đường bộ 2008, người tham gia giao thông khi dừng, đỗ xe trên đường phố cần phải tuân thủ quy định:
- Dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
- Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được đỗ phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông cần cho xe dừng hoặc đỗ ở những nơi có lề đường rộng, các khu đất bên ngoài phần đường xe chạy. Nếu lề đường hẹp hoặc không có lề đường, chủ xe nên đỗ xe ở sát mép đường phía bên phải theo chiều đang di chuyển. Ngoài ra, người lái xe không được dừng, đỗ xe ở các vị trí như: trụ điện cao thế, trụ nước chữa cháy, cống thoát nước, lòng đường, hè phố.
Mức phạt với lỗi đỗ xe máy trên vỉa hè như thế nào?
Trường hợp người điều khiển phương tiện không tuân theo quy định dừng xe, đỗ xe trên đường phố sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm đ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Theo đó, mức phạt tiền xe máy từ 300.000 – 400.000 đồng áp dụng với hành vi sau:
- Dừng, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị có lề đường.
- Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị làm cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ hay để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật.
- Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, ở nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng, đỗ xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.
Ngoài ra, người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trái phép trên cầu sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng. Trong trường hợp dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định ở hầm đường bộ, người lái xe có thể bị phạt từ 600.000 – 1.000.000 đồng…
Mức phạt lỗi đỗ xe ô tô trên vỉa hè như thế nào?
Đỗ xe ô tô trên vỉa hè trái quy định sẽ bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn có thể bị tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng. Quyết định xử phạt sẽ dựa trên loại hình phương tiện, trường hợp vi phạm và có gây ra tai nạn hay không.
Cụ thể, mức phạt đỗ xe ô tô trên vỉa hè trái quy định hoặc đỗ xe ở nơi có biển “Cấm đỗ xe” bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng (căn cứ trên Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Mức phạt này còn được áp dụng đối với các hành vi như: đỗ xe không quan sát hè phố, lề đường hoặc đỗ xe cách lề đường quá xa gây cản trở giao thông,…
Ngoài ra, trong trường hợp người điều khiển dừng, đỗ xe bên trái đường một chiều hoặc song song với một xe khác đang dừng, đỗ thì sẽ phải chịu mức phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
Riêng với việc điều khiển xe ô tô trên vỉa hè thì mức phạt sẽ lên tới từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, trừ trường hợp điều khiển xe qua hè phố để vào nhà.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Có được đỗ xe trên vỉa hè không theo quy định 2023?” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu hợp đồng cho thuê nhà. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
Câu hỏi thường gặp
Đỗ xe máy trên vỉa hè có bị tạm giữ xe hay không?
Theo Điểm đ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì đối với hành vi này không thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc sử dụng vỉa hè?
Tại khoản 2 Điều 35 văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH Luật giao thông đường bộ như sau:
– Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
– Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
– Thả rông súc vật trên đường bộ;
– Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
– Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
– Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
– Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
– Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
– Hành vi khác gây cản trở giao thông.