Có phải xin giấy phép san lấp mặt bằng hay không năm 2023?

141
Có phải xin giấy phép san lấp mặt bằng hay không năm 2023?

Tại các địa phương, có nhiều trường hợp cần đến biện pháp san lấp mặt bằng để tiến hành sử dụng đất theo ý muốn của người sử dụng đất. Tuy nhiên, không phải người dân sẽ quyền san lấp mặt bằng bất kỳ, mà tuy vào từng trường hợp san lấp mặt bằng sẽ phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. Vậy, Có phải xin giấy phép san lấp mặt bằng hay không? Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Điều kiện để được san lấp mặt bằng

Để được tiến hành san lấp mặt bằng thì trước tiên, cần phải chứng minh được quyền sử dụng đất của mình. Ngoài ra, việc san lấp mặt bằng cần phải đáp ứng được nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được quy định tại Điều 170 Luật Đất đai 2013:

  • Tuân thủ các biện pháp về bảo vệ đất.
  • Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, cam kết không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của những người sử dụng đất có liên quan.
  • Ngoài ra, để đủ điều kiện san lấp mặt bằng hợp pháp thì người sử dụng đất cũng cần lưu ý tới những chính sách, quy định của UBND cấp tỉnh – Đơn vị quản lý, cấp phép cải tạo mặt bằng trên địa bàn. Nếu tự ý thực hiện san lấp trên mảnh đất không được cho phép cải tạo thì có nghĩa là đang vi phạm quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013:
  • Làm biến dạng địa hình và làm suy giảm chất lượng của mảnh đất, gây xáo trộn, ô nhiễm đất đai, làm giảm hoặc là làm mất đi khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được cơ quan quản lý đất đai xác định từ đầu.

Có phải xin giấy phép san lấp mặt bằng hay không?

Việc san lấp mặt bằng có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đất hoặc làm thay đổi mục đích sử dụng của mảnh đất đã được cơ quan có thẩm quyền quy định. Căn cứ theo Điều 59 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

“Điều 59. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;

b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;

c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;

d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này;

đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.”

Theo đó, phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất và chủ thể sử dụng đất mà việc san lấp đất để chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ thuộc về UBND cấp tỉnh hay UBND cấp huyện.

Nếu việc san lấp mặt bằng khiến cho mục đích sử dụng đất bị thay đổi, và thuộc Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì khi san lấp mặt bằng sẽ phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. Ngược lại, sẽ không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền (Điều 57 Luật Đất đai 2013)

Có phải xin giấy phép san lấp mặt bằng hay không năm 2023?

Các hành vi san lấp mặt bằng trái phép

Khi sử dung đất, người dân cần phải thực hiện theo nguyên tắc mà pháp luật quy định để tránh làm ảnh hưởng đến đất đai. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định các nguyên tắc sử dụng đất, cụ thể như sau: 

“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, từ những quy định trên cho thấy, người sử dụng đất cần tuân thủ các nguyên tắc nêu trên. Tuy nhiên, thực tế nhiều người sử dụng đất chưa tuân thủ nguyên tắc này, đặc biệt những năm gần đây đang nổi cộm vấn đề san lấp mặt bằng trái phép. 

Hành vi san lấp mặt bằng trái phép được hiểu là hành vi san lấp mặt bằng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. Việc san lấp mặt bằng trái phép như: Sử dụng đất sai mục đích sử dụng đất; gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi san lấp đất chính là hành vi hủy hoại đất làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất và làm cho đất mất, giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất đã được xác định theo quy định pháp luật. Cụ thể: 

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;

b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;

c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;

d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;

đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.”

Như vậy, hành vi san gạt đất làm biến dạng địa hình (thay đổi độ dốc bề mặt hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề) mà làm mất hoặc giảm khả năng sản xuất, giảm chất lượng đất, làm hủy hoại đất, làm mất đi mục đích ban đầu của thửa đất,… sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Thông tin liên hệ

Trên đấy là giải đáp của Tìm luật về vấn đề “Có phải xin giấy phép san lấp mặt bằng hay không năm 2023?“. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến điều kiện để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, các thông tin pháp lý khác chúng tôi sẽ luôn giải đáp một cách tận tình.

Câu hỏi thường gặp

Đổ đất nâng mặt bằng đất nông nghiệp có được xem là hủy hoại đất đai không?

Hành vi san lấp nâng cao bề mặt đất nông nghiệp được xác định là hành vi hủy hoại đất (trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp đã được UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận). Như vậy hành vi nâng bề mặt đất là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Hiện nay có bao nhiêu phương pháp san lấp mặt bằng?

Đối với các đơn vị dịch vụ san lấp mặt bằng hiện nay thì phương pháp hoàn thổ bằng cát hoặc đá dăm là hai loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất để san lấp mặt bằng:
Với cát:
Đối với những công trình có khu vực xây dựng nền đất yếu, ẩm ướt, nền không ổn định dễ bị ngập úng khi có mưa.
Dùng cát để san lấp ổn định giúp nền nhà tăng cường kết cấu nền đất cũ. Cát có cường độ nén rất cao nên được đánh giá cao trong vật liệu san lấp mặt bằng
Với đá dăm:
Đá dăm có kết cấu bền và chắc cứng cáp hơn cát rất nhiều. Mặt bằng xây dựng sẽ có độ chắc chắn hơn rất nhiều.
Ngoài ra vật liệu này tương đối rẻ, không đắt và được ưa chuộng cho các cơ sở nhỏ.

5/5 - (1 bình chọn)