Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú có bị phạt không?

99

Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ quyền của trẻ em. Theo nguyên tắc bình đẳng, không có sự phân biệt giữa con hợp pháp và con ngoài giá thú. Khai sinh là quyền của trẻ em, trẻ em ngoài giá thú cũng có quyền được đăng ký khai sinh theo thủ tục do pháp luật quy định. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú có bị phạt không?” dưới đây của Tìm luật để tham khảo các quy định vef khai sinh cho con ngoài giá thú nhé!

Con ngoài giá thú là gì?

Có nhiều cách hiểu khác nhau về con ngoài giá thú. Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về định nghĩa con ngoài giá thú. Tuy nhiên, nhìn chung, con ngoài giá thú là con được sinh ra bởi cha mẹ không phải là vợ chồng hợp pháp.

Con ngoài giá thú được sinh ra trong các trường hợp:

  • Nam, nữ (đều còn độc thân) có quan hệ tình cảm với nhau, sinh con ra nhưng không kết hôn với nhau. Khi đó, con sinh ra là con ngoài giá thú.
  • Nam, nữ có con với nhau, tuy nhiên một trong hai bên hoặc cả hai bên đều đã kết hôn. Khi đó, con sinh ra cũng được coi là con ngoài giá thú.

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú

Người thực hiện thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú cần chuẩn bị hồ sơ sau:

Tờ khai theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP.

Giấy chứng sinh của cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

Cụ thể, Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định căn cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo đó căn cứ bao gồm một trong các giấy tờ sau:

  • Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
  • Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Ngoài các giấy tờ trên, khi đăng ký khai sinh cho con bạn cần có hộ chiếu, CMND, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền cấp có dán ảnh và kèm theo thông tin cá nhân để chứng minh nhân thân

Người đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú sau khi lập hồ sơ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp thành phố nơi cư trú của cha hoặc mẹ để đăng ký khai sinh cho con. Ngoài việc nộp hồ sơ trực tiếp, người đủ điều kiện đăng ký khai sinh cho trẻ có thể làm thủ tục “đăng ký khai sinh trực tuyến” trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha, mẹ trẻ.

Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận giấy khai sinh của con ngoài giá thú xem xét hồ sơ. Nếu tài liệu hợp lệ và hợp lệ theo các yêu cầu pháp lý, nó sẽ được nhập vào sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh cho đứa con ngoài giá thú sẽ được cấp.

Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú có bị phạt không?
Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú có bị phạt không?

Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú có bị phạt không?

Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, khi phía Tòa án chưa xử cho ly hôn và bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì là vợ chồng và vẫn được coi là đang trong thời kỳ hôn nhân. Do vậy, việc chung sống với người khác và có con với người đó là vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Luật hôn nhân và gia đình cũng như Bộ luật hình sự quy định nghiêm cấm người đang có vợ hoặc có chồng lại chung sống với người khác như vợ chồng. Tùy theo tính chất và mức độ mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng” và “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.

Trường hợp người chồng hoặc vợ hợp pháp không yêu cầu Tòa án xác định đứa bé không phải là con mình thì sau khi sinh ra, về mặt pháp lý, đứa bé được coi là con ruột của người chồng/vợ hợp pháp và khi đăng ký khai sinh, cháu phải mang họ của người chồng hợp pháp.

Xử lý kỉ luật

Nếu quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị đang công tác có quy định về việc công chức vi phạm quy định về nhân phẩm thì người có con ngoài giá thú sẽ bị xử lý kỷ luật.

Xử phạt hành chính

Nghị định 82/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 01/9. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 59 Nghị định quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
  • Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Xử lý hình sự

Trong trường hợp có con ngoài giá thú có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo quy định Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù. Cụ thể, người nào đang có vợ/ chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tìm luật sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú có bị phạt không?” hoặc các dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan như là mẫu đơn xin nghỉ việc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline  0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền đăng ký khai sinh con ngoài giá thú?

Với trường hợp sinh con ngoài giá thú thì việc đăng ký khai sinh lại càng gặp nhiều khó khăn.
Về thẩm quyền đăng ký khai sinh, tại Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh

Lệ phí đăng ký khai sinh con ngoài giá thú?

Theo điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong trường hợp:
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Nếu khai sinh cho con ngoài giá thú đúng thời hạn thì được miễn lệ phí đăng ký khai sinh. Nếu cấp giấy khai sinh quá thời hạn quy định thì phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)