Tranh chấp liên quan đến chia di sản thừa kế là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm trong xã hội ngày nay. Nó thường xuất phát từ sự không đồng ý giữa các bên liên quan về việc phân chia di sản của người đã qua đời, đặc biệt khi không có di chúc để hướng dẫn việc này. Các vụ tranh chấp thừa kế có thể gây ra các xung đột và ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình.
Khi các thành viên trong gia đình không thể tự thỏa thuận với nhau về việc chia thừa kế, dẫn tới việc khởi kiện chia di sản thừa kế đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vụ việc. Điều này đòi hỏi sự can thiệp của hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo quá trình chia di sản thừa kế được tiến hành một cách công bằng và theo đúng quy định.
Vậy “Mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế mới nhất năm 2023″ có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Tải xuống Mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế mới nhất
Hướng dẫn viết Mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế mới nhất
Mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế là một văn bản quan trọng trong việc giải quyết khởi kiện thừa kế hiện nay. Nó được sử dụng khi có sự tranh chấp về việc phân chia tài sản thừa kế khi các bên không thể đạt được thỏa thuận. Bằng cách sử dụng mẫu đơn này, người khởi kiện có thể bắt đầu quá trình pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong việc chia di sản thừa kế. Dưới đây là hướng dẫn viết Mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế theo quy định mới nhất:
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày…. tháng … năm…)
(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dẫn cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.
(3) Ghi họ tên (ai nộp đơn thì người đó là người khởi kiện, thường thì người đang chiếm giữ di sản là người bị kiện).
(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thi ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn Á, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H),
(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).
(6), (10) và (13) Ghi tương tự như hưởng dẫn tại điểm (4).
(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự. Danh mục 5 giấy tờ trên chỉ mang tính gợi ý, thực tế mỗi vụ việc thừa kế sẽ có hồ sơ khác nhau.
(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…
(16) Ai nộp làm đơn thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó.
Đơn khởi kiện chia di sản thừa kế là gì?
Tranh chấp về di sản thừa kế ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Sự tranh chấp này bắt nguồn từ sự không đồng tình giữa các thành viên trong gia đình về việc phân chia tài sản thừa kế. Điều quan trọng để tránh các tranh chấp không mong muốn và không làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình, những người được thừa kế cần phải hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Khi người mất không để lại di chúc, quá trình phân chia tài sản thừa kế thường gặp nhiều khó khăn do các bên không đạt được thỏa thuận và hợp tác trong việc phân chia và dẫn tới việc phải giải quyết khởi kiện tại Tòa Án. Trong những trường hợp như vậy, Mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế là văn bản quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình này.
Những lưu ý khi làm đơn khởi kiện chia di sản thừa kế
Khi nộp đơn khởi kiện chia di sản thừa kế, việc đính kèm các tài liệu liên quan là rất quan trọng. Đơn khởi kiện cần ghi rõ danh sách các tài liệu kèm theo và phải được đánh số thứ tự. Ví dụ, các tài liệu kèm theo đơn có thể bao gồm bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…. và nhiều tài liệu khác. Việc này giúp người viết đơn chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng và tài liệu cần thiết cho quá trình giải quyết tranh chấp.
Người viết đơn cần đặc biệt lưu ý về chủ thể làm đơn khởi kiện chia di sản thừa kế như sau:
– Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện chia di sản thừa kế
– Đối với cá nhân là người từ đủ mười làm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện chia di sản thừa kế.
– Đối với cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện chia .
– Nếu các cá nhân nói trên không biết chứ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên di sản thừa kế hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hồ đơn khởi kiện chia di sản thừa kế và phải có người làm chúng
Đặc biệt lưu ý rằng dù tự làm đơn khởi kiện chia di sản thừa kế hay nhờ người khác làm hộ thì tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhận đó. Đồng thời, ở phần cuối của đơn, người khởi kiện cần ký tên hoặc điểm chỉ đầy đủ. Việc này đảm bảo tính hợp pháp và xác thực của đơn khởi kiện.
Tìm Luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế mới nhất năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ khác thông tin pháp lý khác liên quan như là mẫu đơn thuận tình ly hôn đầy đủ nhất… các tin tức, mẫu đơn pháp lý chuẩn xác, cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, vui lòng cập nhật trang web để nắm bắt được thông tin, tình hình pháp lý mới nhất phục vụ cho các vấn đề trong cuộc sống.
Mời các bạn xem thêm bài viết
Con riêng có được hưởng thừa kế không năm 2023?
Ai được hưởng thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật?
Quy định 2023 làm thủ tục thừa kế mất bao lâu?
Câu hỏi thường gặp
Thời hiệu thừa kế chia di sản quy định ra sao?
Khi khởi kiện chia tài sản thừa kế thì người khởi kiện cần lưu ý thời hiệu thừa kế tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 được quy định như sau:
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015.
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Những ai có quyền khởi kiện thừa kế?
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người có quyền khởi kiện chia thừa kế thừa kế theo pháp luật theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại