Download Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất mới nhất 2023

237
biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất

Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất là một công cụ quan trọng trong quá trình thực hiện giao dịch mua đất chung giữa các bên. Đây là một tài liệu pháp lý quyết định việc góp vốn, quản lý, và phân chia quyền sở hữu đất đai. Mẫu biên bản này phải được lập và điều chỉnh một cách chi tiết để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác định công bằng và minh bạch.

Vậy “Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất mới nhất 2023″ có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Download Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất mới nhất 2023

Tải xuống Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất mới nhất

Những lưu ý khi ký kết biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất

Khi lập biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất, để giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh, việc lập văn bản này nên được thực hiện một cách cẩn thận và được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng. Mặc dù nội dung được thỏa thuận bởi các bên, nhưng vẫn phải tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức giao kết, chữ viết, nội dung của giao kết. Ngoài ra, cần lưu ý một số điều sau đây:

– Các bên nên đặt ra những thỏa thuận rõ ràng và chi tiết về mức đóng góp của mỗi bên và phân chia lợi nhuận khi thực hiện hợp tác kinh doanh. Biên bản thỏa thuận cần có các điều khoản cụ thể để ràng buộc và xác định nghĩa vụ các bên trong suốt quá trình thực hiện thỏa thuận. Đồng thời, cần quy định rõ cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải quyết tranh chấp nếu có xung đột nào đó phát sinh. Điều này sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc quản lý và sử dụng tài sản chung.

– Thỏa thuận cần bổ sung các điều khoản liên quan đến tài chính trong quá trình hợp tác góp vốn, cũng như trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản đã mua, đồng thời đề ra chi tiết các quy định về cách thức chấm dứt hợp tác khi cần phải tách ra và quản lý tài sản mua chung. Điều này sẽ giúp các bên hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình và giảm thiểu xung đột trong tương lai.

– Thỏa thuận cần ghi rõ về việc mua bán chỉ áp dụng cho các loại đất đáp ứng đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, đồng thời phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, dân sự và các văn bản pháp luật liên quan khác trong quá trình góp vốn mua bán đất. Điều này giúp đảm bảo tính hợp pháp trong quá trình giao dịch bất động sản.

– Khi thực hiện thỏa thuận góp vốn mua đất, nhiều rủi ro không thể dự đoán trước, vì vậy, các bên nên thiết lập các quy định để điều chỉnh, bổ sung lại biên bản thỏa thuận để thỏa thuận về các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện thỏa thuận….

Biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất là gì?

Các thuật ngữ như văn bản thỏa thuận mua chung đất, hợp đồng mua chung đất, hay biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất,… thường được sử dụng để gọi tên loại văn bản mà các bên tạo ra để xác lập hành vi cùng góp vốn trong việc mua đất với mục đích để sử dụng hoặc đầu tư.

Các biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất đóng vai trò tạo ra một cơ sở pháp lý, ghi nhận một cách minh bạch và rõ ràng về sự hợp tác giữa các bên. Theo đó, hỗ trợ quá trình mua bán, giao dịch đất đai, giúp giảm thiểu rủi ro và mâu thuẫn có thể xảy ra và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp liên quan một cách hiệu quả.

Biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất là sự thỏa thuận giữa các bên về việc góp tiền hoặc các tài sản khác để mua một diện tích đất cụ thể. Hợp đồng sau khi ký kết và có hiệu lực, sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia và phải tuân thủ những điều đã thỏa thuận.

Lập biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất không chỉ ghi nhận thỏa thuận giữa các bên mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu xung đột và tranh chấp sau này.

Ai đứng tên sổ đỏ khi có nhiều người cùng mua chung một lô đất?

Trong thị trường bất động sản ngày nay, có rất nhiều trường hợp mua chung đất giữa nhiều người để cùng đầu tư hoặc chia sẻ quyền sử dụng. Tuy nhiên, việc quyết định ai sẽ đứng tên trên sổ đỏ trong trường hợp này thường gây ra nhiều tranh chấp và hoài nghi.

Theo Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 có quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cụ thể như sau:

“Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”

Vấn đề “Download Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất mới nhất 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu đơn xin nghỉ việc đơn giản.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm:

Mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế mới nhất năm 2023

Mẫu giấy thỏa thuận vợ chồng về việc chia tài sản mới nhất

Hướng dẫn viết Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế mới nhất 2023

Câu hỏi thường gặp

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất sẽ giải quyết thế nào?

Căn cứ theo Điều 202, 203 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
Tự hoà giải. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp các bên đã tiến hành hòa giải nhưng không thể thống nhất thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để được giải quyết.
Trường hợp không thể giải quyết ở Ủy ban nhân dân cấp xã, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tách thửa đối với đất mua chung có được không?

Mua chung đất theo góc nhìn pháp lý và đúng bản chất là sở hữu chung theo phần, do vậy mỗi người có quyền lợi nhất định với một phần của thửa đất theo đúng số tiền đã đóng góp hoặc tỷ lệ được các bên thống nhất. Khi đáp ứng đủ điều kiện và có nhu cầu thì các đồng sử hữu đất vẫn được phép tách thửa.
Theo Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về quyết định quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu thửa đất đáp ứng đủ điều kiện về diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì được tách thửa. Đồng thời, sẽ không có sự phản đối, gây khó khăn gì từ những người khác.

5/5 - (1 bình chọn)