Hiện nay, việc áp dụng thuế GTGT trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh gạch là một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp và người kinh doanh trong ngành đang quan tâm. Đặc biệt, các quy định về thuế GTGT có thể ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm và sự cạnh tranh trên thị trường.
Vậy “Gạch có được giảm thuế GTGT không?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
Là những cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, bao gồm cả việc mua bán hàng hóa và dịch vụ trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Quy định này áp dụng cho tất cả các ngành nghề và hình thức kinh doanh, đảm bảo rằng mọi tổ chức và cá nhân thực hiện đúng trách nhiệm nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các đối tượng bao gồm:
– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
Theo Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về người nộp thuế GTGT cụ thể như sau:
“Điều 3. Người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
5. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
6. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.”

Thuế GTGT của gạch là bao nhiêu? Gạch có được giảm thuế GTGT không?
Nghị định số 15/2022/NĐ-CP là chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% trong năm 2022, áp dụng cho các nhóm hàng hóa và dịch vụ có mức thuế GTGT ban đầu là 10%, có hiệu lực từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Tuy nhiên, Chính phủ không quy định việc giảm thuế VAT xuống mức 8% cho tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ. Thay vào đó, chỉ có một số loại hàng hóa và dịch vụ được đưa vào danh sách ưu đãi, trong khi các loại khác vẫn duy trì mức thuế GTGT ban đầu là 10%.
Do đó, trong quá trình hoạt động, không ít doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm việc xác định xem các mặt hàng kinh doanh của họ có nằm trong danh sách các sản phẩm và dịch vụ không được giảm thuế VAT hay không.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp dễ dẫn đến sự hiểu lầm liên quan đến việc áp dụng thuế VAT cho nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phế liệu sắt thép.
Cụ thể, trong văn bản số 2688/BTC-TCT của Bộ Tài chính, về các sản phẩm vật liệu xây dựng cơ bản như sắt, thép, chì kẽm, đồng, nhôm,… việc chưa được phân nhóm cụ thể và chưa có mã sản phẩm tương ứng, tất cả các sản phẩm này không thuộc đối tượng được giảm thuế VAT.
Do đó, theo kết luận của Tổng cục Thuế, mặt hàng vật liệu xây dựng cơ bản vẫn phải chịu thuế GTGT với mức thuế 10%.
Tương tự, đối với phế liệu và phế phẩm được thu hồi để tái chế hoặc sử dụng lại khi bán ra, áp dụng mức thuế GTGT theo thuế suất của loại hàng phế liệu hoặc phế phẩm đó.
Trong trường hợp các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phế liệu sắt thép nằm trong danh mục hàng hóa và dịch vụ quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, thì chúng không được áp dụng mức thuế GTGT 8%. Bộ Tài chính đã kết luận rằng sản phẩm phế liệu sắt thép thuộc loại không được giảm thuế VAT và vẫn phải tuân thủ mức thuế VAT 10%.
Ngoài ra, đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ được giảm thuế GTGT, trong trường hợp công ty đã lập hóa đơn và kê khai thuế theo mức thuế suất hoặc tỷ lệ % không giảm và sau đó phát hiện sai sót, thì người bán và người mua cần lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản để ghi rõ về sai sót này. Đồng thời, người bán sẽ phải lập hóa đơn điều chỉnh để sửa chữa sai sót và gửi hóa đơn điều chỉnh đến người mua để bảo đảm tính chính xác trong việc áp dụng thuế GTGT.
Dựa trên hóa đơn điều chỉnh, người bán sẽ kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, và người mua cũng sẽ kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Vấn đề “Gạch có được giảm thuế GTGT không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Thủ tục giảm thuế GTGT
Tuỳ vào phương pháp tính thuế GTGT khác nhau mà cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục giảm thuế GTGT, cụ thể:
Phương pháp khấu trừ
Khi lập hoá đơn GTGT, ghi 8% tại dòng thuế suất thuế GTGT
Căn cứ hoá đơn GTGT:
– Cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra.
– Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hoá đơn.
Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu
Ghi đầy đủ tiền hàng hoá, dịch vụ trước khi giảm ở cột “thành tiền”
– Ghi số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu tại dòng “Cộng tiền hàng hoá, dịch vụ”
– Ghi chú: “Đã giảm … (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT.
Hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế GTGT có phải lập hoá đơn không?
Hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế GTGT phải được lập hoá đơn riêng. Nếu không lập riêng thì không được giảm thuế GTGT.