Đất đai là tài sản vô cùng quý giá, không chỉ là nơi khởi sự kinh doanh mà còn là tài sản sử dụng vốn của doanh nghiệp, nhiều trường hợp nhà nước thu hồi đất theo giá của bảng giá đất gây bức xúc nghiêm trọng. thiệt hại về giá trị của đối tượng bồi thường. Đất đai thoái hóa đã dẫn đến nhiều tranh chấp giữa người dân và chính quyền trong quá trình thu hồi đất. vậy Giá đền bù đất thổ cư ở nông thôn bao nhiêu? Cùng Tìm Luật theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé
Quy định về đất ở tại nông thôn
– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
– Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
– Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.
Giá đền bù đất thổ cư ở nông thôn bao nhiêu?
Theo Khoản 2 Điều 74 Luật đất đai thì trường hợp bồi thường bằng tiền thì giá đền bù đất thổ cư là giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Đồng thời, Điều 18 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định giá đất cụ thể trường hợp Nhà nước thu hồi đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hệ số điều chỉnh giá đất để áp dụng cho từng dự án tại thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi đất.
Trường hợp này, giá đất không được áp dụng luôn giá đất cụ thể mà hàng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, mà tùy theo từng dự án cần thu hồi đất mà đưa ra hệ số điều chỉnh phù hợp.
Đền bù thiệt hại về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất thổ cư
Quy định về việc bồi thường nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-CP như sau:
Bồi thường nhà ở, công trình bị thiệt hại = Tổng giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng. Khoản tiền tính bằng tỉ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng.
Trường hợp nhà ở, công trình xây dựng bị phá dỡ một phần mà phần còn lại vẫn tiếp tục sử dụng được thì người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại về phần bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng.
Đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Trình tự, thủ tục đền bù khi nhà nước thu hồi đất thổ cư nông thôn
Trình tự thủ tục thu hồi và bồi thường về đất thổ cư được thực hiện theo các bước quy định tại Điều 69 Luật đất đai như sau:
Bước 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất.
Theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp nào có thẩm quyền giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp đó có thẩm quyền thu hồi đất của người sử dụng đất.
Cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp trong cùng một khu vực thu hồi đất có các đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của hai cấp Ủy ban nhân dân thì Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền thu hồi đất hoặc có thể ủy quyền lại cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi đất.
- Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với người sử dụng đất triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm để lên phương án bồi thường về đất, hỗ trợ, tái định cư
Bước 2: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi để lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định bồi thường về đất, hỗ trợ, tái định cư
Bước 3: Ra quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền rra quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
- Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt.
Tìm luật đã cung cấp thông tin có liên quan đến vấn đề “ Giá đền bù đất thổ cư ở nông thôn bao nhiêu?” hoặc các vấn đề pháp lý khác liên quan như là mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc về vấn đề pháp lý.
Câu hỏi thường gặp
Phuương pháp tính giá đất bồi thường như thế nào?
Phương pháp tính được thực hiện theo khoản 5 Điều 4 Nghị định
Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân (x) với giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành.
Theo đó, tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường sẽ được xác định theo công thức sau:
Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) x giá đất trong bảng giá đất
Thời hạn chi trả tiền bồi thường về đất bao lâu?
Thời hạn chi trả tiền bồi thường được quy định là 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành.
Trường hợp chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.