Làm thế nào để xác định thời hạn của giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy? Đây là một câu hỏi quan trọng đối với các công trình, doanh nghiệp và phương tiện giao thông, đặc biệt là trong bối cảnh đảm bảo an toàn cháy nổ là một ưu tiên hàng đầu. Vậy “Giấy chứng nhận pccc có thời hạn bao lâu theo quy định mới nhất?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Giấy chứng nhận pccc có thời hạn bao lâu?
Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thời hạn của các giấy phép được quy định như sau:
– Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt: Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ có hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển theo chuyến; có giá trị không quá 24 tháng đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo kế hoạch hoặc hợp đồng vận chuyển và không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ),
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện thủy nội địa), Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện giao thông đường sắt).
– Giấy chứng nhận huấn luyện về phòng cháy chữa cháy: Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận mới.
Những giấy phép còn lại đều không quy định về thời hạn theo quy định hiện hành, cụ thể:
– Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
– Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy
– Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
– Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
– Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
– Phương án chữa cháy của cơ sở
Từ những điều trên, có thể thấy với những giấy phép này, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục cấp một lần trước khi bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, họ cần phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thu hồi các giấy phép kinh doanh.
Ngoài ra, đối với các công trình, việc tuân thủ các điều kiện trong giấy phép phải được đảm bảo suốt quá trình hoạt động. Nếu không tuân thủ đúng các điều kiện đã ghi trong giấy phép, doanh nghiệp sẽ phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi nào cần xin giấy chứng nhận pccc?
Thông thường, việc yêu cầu có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là bắt buộc trước khi một công trình, cơ sở kinh doanh hoặc phương tiện xe cơ giới bắt đầu hoạt động. Khi có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, công trình, cơ sở kinh doanh hoặc phương tiện xe cơ giới đã đáp ứng đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và điều kiện an toàn nên có thể hoạt động mà không vi phạm các quy định pháp luật.
Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các đối tượng đáp ứng điều kiện về phòng cháy và chữa cháy, cho phép hoạt động sản xuất và kinh doanh trên thực tế.
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy thường chỉ áp dụng cho những đối tượng thuộc các dự án, công trình hoặc ngành nghề mà nhà nước đã quy định cần tuân thủ các quy tắc về an toàn phòng cháy chữa cháy. Còn đối với các hoạt động khác không nằm trong phạm vi quy định, việc xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy có thể không bắt buộc.
Các đối tượng bắt buộc xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy được quy định tại Phụ lục I của Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Trường hợp xin giấy phép mà cố tình vi phạm, sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của nhà nước.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận pccc bao gồm những gì?
Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện xin Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ như sau:
– Đơn đề nghị cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy ” theo mẫu PC5
– Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác;
– Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu PC6;
– Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
– Phương án chữa cháy.
Vấn đề “Giấy chứng nhận pccc có thời hạn bao lâu theo quy định mới nhất?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu đơn xin nghỉ việc qua email … hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời các bạn xem thêm bài viết
Download Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc hàng tháng mới nhất 2023
Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Có cần phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy không?
Đối với những đối tượng thuộc trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép, vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 163/2013/NĐ-CP. Không đáp ứng các điều kiện cũng ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của doanh nghiệp.
Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy chữa cháy có thời hạn là bao lâu?
Theo quy định hiện hành, chứng chỉ này không có thời hạn cụ thể. Chứng chỉ này có hiệu lực trên toàn quốc và chỉ cần được cấp một lần trước khi kinh doanh dịch vụ tư vấn.