Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ năm 2023

1802
Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ năm 2023

Việc phòng ngừa và chữa cháy trong mỗi gia đình, doanh nghiệp, doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo sự an toàn này, họ phải định kỳ tự mình kiểm tra công tác phòng cháy và chữa cháy. Khi xác minh không thể chỉ xác minh mà phải có hồ sơ. Hãy tham khảo mẫu mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ năm 2023 để biết cách viết nhé!

Tải xuống mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ năm 2023

Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản tự kiểm tra pccc

Biên bản tự kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy thực hiện bởi người quản lý cơ sở. Biên bản này được sử dụng khi cơ quan, hộ gia đình, doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước thực hiện công tác phòng chống cháy, nổ. Đây là một trong những thủ tục hành chính quan trọng nhất nhưng cũng có nhiều người thắc mắc về hình thức của nó.

Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ năm 2023

Hồ sơ theo dõi các hoạt động phòng cháy chữa cháy

Trong nội dung này, cán bộ PCCC sẽ yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức xuất trình hồ sơ giấy tờ, bảo hiểm liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy. Điều này sẽ được quy định tại Mục I, Điều 3 Thông tư 66/2014/TT – BCA về Luật PCCC như sau:

  • Nội quy về PCCC sẽ được in ở những nơi dễ nhìn ở nơi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động.
  • Biên bản kiểm tra công tác PCCC phải còn hiệu lực tính đến thời điểm kiểm tra.
  • Giấy bảo hiểm về cháy nổ phải còn hạn tính đến thời điểm kiểm tra.
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế PCCC cần ghi rõ số ngày, ngày chứng nhận.
  • Mẫu biên bản kiểm tra nghiệm thu được về PCCC.
  • Mẫu quyết định thành lập đội PCCC tại tổ chức, doanh nghiệp.
  • Hồ sơ các kế hoạch cụ thể cho công tác PCCC tại tổ chức, doanh nghiệp.
  • Biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ gần nhất đúng với quy định và có dấu xác nhận.

Kiểm tra về hệ thống điện, sử dụng điện

Hệ thống điện được đảm bảo kín, không bị hở, bị đứt, xuất hiện các tia lửa khi cắm điện. Dây điện phải được thiết kế bằng lõi đồng có cách điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Không sử dụng quá tải nguồn điện gây ra các vấn đề cháy nổ, chập điện. Khi sử dụng các thiết bị điện thì không được đặt các vật bén lửa ở gần để hạn chế sự cố cháy nổ.

Nếu kết quả của việc kiểm tra đảm bảo an toàn thì người lập biên bản sẽ ghi trong mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ là “an toàn”. Còn nếu các vấn đề gặp phải sự cố thì sẽ ghi vào trong văn bản là gặp phải trình trạng nào để báo cáo lên cấp trên xử lý.

Kiểm tra đường thoát nạn

Không phải các doanh nghiệp, tổ chức nào cũng có lối thoát nạn nên khi thực hiện công tác kiểm tra thì người kiểm tra sẽ phải ghi rõ địa điểm kiểm tra có lối thoát nạn không? Nếu có thì có bao nhiêu lối? Các lối đó có đảm bảo an toàn hay không.

Sử dụng nguồn lửa, sử dụng nhiệt

Đây là nội dung quan trọng dành cho các cơ sở, tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, ăn uống, nhà hàng, nhà máy nung, luyện kim,… vì tại đây thường xuyên phải sử dụng nguồn lửa.

Khi kiểm tra các thiết bị sử dụng nhiệt đều phải được che chắn cẩn thận, tránh xa nơi bắt lửa và đảm bảo an toàn trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Sắp xếp, bố trí hàng hóa để tránh gây cháy nổ

Nội dung này người viết biên bản phải ghi rõ về tình trạng sắp xếp các loại hàng hóa xem nó đã được sắp xếp gọn gàng và có thể chống được cháy nổ không. Nếu đúng quy định thì sẽ ghi là an toàn còn nếu không thì sẽ ghi là cụ thể về những thứ cần phải được sắp xếp.

Chấp hành các nội quy PCCC của Bộ Công An

Các thanh tra PCCC sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất để xem các doanh nghiệp, tổ chức có thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy không. Đồng thời có thể đánh giá được tình trạng PCCC một cách trung thực, khách quan.

Tình trạng của hệ thống PCCC

Hệ thống PCCC là vấn đề quan trọng cần được kiểm tra. Vì nếu như gặp phải tình trạng cháy nổ thì hệ thống báo cháy sẽ kêu để mọi người cùng biết và thoát ra khỏi nơi nguy hiểm. Nếu hệ thống báo cháy và các giải pháp phòng cháy gặp vấn đề thì rất nguy hiểm.

Người lập biên bản sẽ ghi các nội dung sau: Kiểm tra hệ thống báo cháy tự động, tình trạng hoạt động của các bình cứu hỏa, hệ thống phun nước tự động khi cháy nổ, các hoạt động của các phương tiện, dụng cụ PCCC khác.

Các nội dung liên quan khác đến PCCC

Khi phát hiện ra các vấn đề phòng cháy chữa cháy khác thì cần phải ghi vào biên bản PCCC để cơ quan quản lý nắm được và đưa ra được những phương án khắc phục.

Lưu ý khi viết theo mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ

  • Biên bản PCCC phải tuân theo bố cục đã được quy định
  • Các thông tin phải được ghi chép chính xác, nếu ghi sai lệch sẽ ảnh hưởng đến quyết định xử lý PCCC sau này.
  • Biên bản phải được trình bày nghiêm túc, sử dụng các từ ngữ, viết đúng chính tả, không gạch xóa hay viết đè lên các nội dung.
  • Mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ cần có chữ ký và ý kiến của những người liên quan đến việc quản lý PCCC thì văn bản mới có hiệu lực.

Mời bạn xem thêm:

Những thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm vấn đề pháp lý khá như viết mẫu sơ yếu lý lịch 2023… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Cơ sở nào phải tự kiểm tra PCCC?

Những danh mục quy định phụ lục III được ban hành theo nghị định số 136/2020/NĐ-CP phải tự kiểm tra PCCC tại cơ sở. Gồm 21 hạng mục cơ sở này bắt buộc phải tự kiểm tra PCCC định kỳ 6 tháng/lần.

Hình thức trình bày mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ như thế nào?

Trong biên bản kiểm tra PCCC các nội dung cần được trình bày như sau:
Quốc hiệu và tiêu ngữ được trình bày đầu tiên bên phải, phía trên cùng của biên bản.
Tên của công ty, tổ chức được kiểm tra PCCC được ghi ở trên cùng góc trái mẫu biên bản.
Sau đó sẽ đến tên của biên bản viết in hoa và ở chính giữa mẫu biên bản.
Thông tin về địa điểm, thời gian cụ thể kiểm tra PCCC.
Thông tin của người tham gia quá trình kiểm tra PCCC (ghi họ tên, chức vụ).
Tiếp đến là nội dung của mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ. Trong mục này các công đoạn kiểm tra được ghi riêng thành từng mục chi tiết.
Thông tin về thời gian lập biên bản và số trang của biên bản
Cuối cùng là ý kiến, chữ ký xác nhận của người thực hiện kiểm tra. Chữ kỹ của Ban lãnh đạo về việc kiểm tra PCCC cấp cơ sở.

5/5 - (1 bình chọn)