Giấy tờ chứng minh một người đã chết

244
Giấy tờ chứng minh một người đã chết

Trong khi đăng ký khai sinh là giấy tờ để chứng minh và ghi nhận của pháp luật về sự tồn tại của một người. Thì Giấy tờ chứng minh một người đã chết đó là giấy chứng tử. Đây là bằng chứng về tình trạng của người đã khuất. Đây là thủ tục mà pháp luật bắt buộc công dân phải thực hiện, bởi việc tuyên bố chết là cơ sở để chấm dứt và làm xuất hiện quyền, lợi ích của người đã khuất và cả những người thân cận nhất.

Giấy tờ chứng minh một người đã chết

Giấy chứng minh một người đã chết đó là giấy khai tử.

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2015/NĐ-CP, nội dung đăng ký khai tử được quy định như sau:

  • Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
  • Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
    • Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
    • Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
    • Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
    • Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
    • Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.

Mẫu tờ khai đăng ký khai tử

Giấy tờ chứng minh một người đã chết

Có thể đăng ký khai tử cho người chết đã lâu không có Giấy báo tử không?

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về đăng ký khai tử:

Việc đăng ký khai tử được thực hiện theo quy định tại Mục 7 Chương II Luật hộ tịch và hướng dẫn sau đây:

1. Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.

2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử.”

Theo đó, có thể đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử. Người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.

Thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết

Căn cứ Mục 7 Chương II Luật Hộ tịch 2014, khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP thủ tục khai tử cho người đã chết từ lâu tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký khai tử gồm:

– Tờ khai đăng ký khai tử;

– Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử.

Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền (Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP).

– Người đi đăng ký khai tử phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử;

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền khai tử (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa hoàn thiện).

Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Bước 3: Giải quyết khai tử

Ngay sau khi nhận giấy tờ, nếu thấy việc khai tử đúng, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.

Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Giấy tờ chứng minh một người đã chết của Tìm luật. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc về pháp luật của quý khách hàng như tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd hay mẫu đơn khác hay các thông tin pháp lý khác.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn đăng ký khai tử là bao lâu?

Theo Điều 33 Luật Hộ tịch 2014, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy báo tử gồm những cơ quan nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
“2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
d) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.”
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy báo tử đối với người chết trong từng trường hợp cụ thể theo quy định nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)