Hành vi lấn chiếm đất của người khác bị xử lý như thế nào?

104
Hành vi lấn chiếm đất của người khác bị xử lý như thế nào

Việc lấn chiếm đất đai của người khác là hành vi diễn ra thường xuyên do nhiều nguyên nhân khác nhau do con người có thể do lỗi cố ý hoặc vô ý. Lấn chiếm đất đai diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất. Vậy pháp luật hiện nay quy định về mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất của người khác như thế nào? Phạt bao nhiêu tiền và có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé

Lấn chiếm đất là gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định như sau:

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Theo đó có thể hiểu hành vi lấn chiếm đất là hành vi mà người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất hoặc tự ý sử dụng đất không phải thuộc quyền sử dụng của mình khi không được cho phép để mở rộng diện tích sử dụng đất trái pháp luật.

Hành vi lấn chiếm đất của người khác bị xử lý như thế nào

Hành vi lấn chiếm đất của người khác bị xử lý như thế nào?

Hành vi lấn chiếm đất của người khác là hành vi vi phạm pháp luật và được pháp luật xử lý nghiêm khắc theo quy định. Hiện nay, người có hành vi lấn chiếm đất của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP. hoặc nếu đủ cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự. Cụ thể việc xử lý hành vi lấn chiếm đất của người khác được xử phạt như sau:

Xử phạt hành chính

Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Lấn, chiếm đất

1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
  • b)Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  • c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
  • d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

Theo đó, căn cứ vào loại đất bị lấn chiếm và diện tích đất bị lấn chiếm để xác định mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đai theo quy định như trên.

Xử lý hình sự

Căn cứ vào Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó nếu như đã bị xử phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất đai mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi lấn chiếm đất đai thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 6 tháng đến 3 năm tù.

Tìm luật đã cung cấp thông tin có liên quan đến vấn đề “Hành vi lấn chiếm đất của người khác bị xử lý như thế nào?” . Ngoài ra chúng tôi còn tư vấn về các vấn đề pháp lý khác liên quan như là mẫu sơ yếu lý lịch 2023…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu xử lý vi phạm lấn chiếm đất là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt hành chính với hành vi lấn chiếm đất:
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đất đai là 2 năm. Cũng theo Điều 65 của Luật này, khi đã hết thời hiệu xử phạt, cơ quan có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn có thể ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Có được tự ý tháo dỡ phần lấn chiếm của người khác không?

Không nên tự ý tháo dỡ phần lấn chiếm bởi việc tự ý phá hủy, tháo dỡ phần lấn chiếm của người trên phần đất là hành vi trái luật. Do đó, cần tỉnh táo lưu ý để có những biện pháp xử lý khôn khéo, tránh vi phạm pháp luật, cụ thể có hướng xử lý như sau:
Thứ nhất, thương lượng hòa giải:
Khi xảy ra bất kể vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn nào, bao giờ cũng ưu tiên sự hòa giải giữa các bên. Căn cứ khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Thứ hai, đưa ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết: Việc tranh chấp đòi lại phần đất bị lấn, chiếm cũng thuộc quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đất. Khi hai bên không thể thương lượng, hòa giải, gia đình có đất bị lấn, chiếm có thể nhờ đến sự can thiệp của pháp luật, cụ thể là làm đơn yêu cầu hòa giải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải.

5/5 - (1 bình chọn)