Hồ sơ công trình xây dựng gồm những gì?

95
Hồ sơ công trình xây dựng gồm những gì

Đối với việc xây dựng các công trình lớn hay các dự án nhà ở dành cho hộ gia đình như ngoài mặt bằng tốt thì nguồn nhân lực đủ và chất lượng cao là yếu tố rất quan trọng để đáp ứng yêu cầu pháp lý về xây dựng. Ngoài ra cần chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vậy Làm thế nào để xin giấy phép xây dựng? Hồ sơ công trình xây dựng gồm những gì? Hãy cùng Tìm luật theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về vấn đề này nhé

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Để được cấp giấy phép xây dựng thì tùy theo những trường hợp cụ thể cần đáp ứng một số điều kiện nhất định. Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về điều kiện cấp giấy phép xây dựng cụ thể như sau:

– Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với các trường hợp cụ thể được quy định tại các Điều 91, 92, 93 và Điều 94 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Luật Kiến trúc 2019 và Luật Xây dựng sửa đổi 2020.

– Đối với khu vực chưa có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng (đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị) là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.

– Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 05 héc ta (nhỏ hơn 02 héc ta đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì quy hoạch phân khu xây dựng là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.

– Trong trường hợp các công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến an toàn và lợi ích cộng đồng, theo quy định tại khoản 6 của Điều 82 trong Luật Xây dựng năm 2014 đã được sửa đổi, và được bổ sung tại khoản 24 của Điều 1 trong Luật Xây dựng năm 2020, việc thực hiện thẩm tra yêu cầu báo cáo kết quả. Ngoài các yêu cầu đặc biệt của chủ đầu tư, báo cáo này phải đi kèm với kết luận về việc đáp ứng các yêu cầu về an toàn công trình và sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật từ hồ sơ thiết kế xây dựng.

Hồ sơ công trình xây dựng gồm những gì?

Nếu không làm việc trong ngành xây dựng với tư cách là chủ đầu tư hoặc nhà thầu thì chắc hẳn không hề quen thuộc với loại giấy tờ gọi là hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng là bộ hồ sơ đầy đủ mà chủ đầu tư, nhà thầu cần chuẩn bị trước để trình cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Căn cứ Điều 95 Luật Xây dựng 2014 quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới như sau:

“Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
d) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
đ) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

Hồ sơ công trình xây dựng gồm những gì

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến gồm:
a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;
c) Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Văn bản có ý kiến về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế theo quy định của Chính phủ.”

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng

Muốn xây dựng các công trình xây dựng hay là tiến hành xây dựng bất kỳ công trình nào hoặc xây dựng nhà ở đều phải xin phép. Để được cấp giấy phép xây dựng, phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hợp lệ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Chủ đầu tư (hộ gia đình, cá nhân) nộp tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Công chức phụ trách sẽ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì ghi giấy biên nhận và giao cho người nộp. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Bước 4: Trả kết quả

Trường hợp đến thời hạn nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Bên cạnh đó, theo Điều 103 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng như sau:

“Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.”

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Hồ sơ công trình xây dựng gồm những gì?. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến tra cứu giấy phép lái xe theo cccd. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Có bao nhiêu loại giấy phép xây dựng?

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Căn cứ vào khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định về các loại giấy phép xây dựng như sau:
Giấy phép xây dựng gồm:
– Giấy phép xây dựng mới;
– Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
– Giấy phép di dời công trình;
– Giấy phép xây dựng có thời hạn.

Xây dựng công trình không có giấy phép bị xử phạt bao nhiêu?

Xây dựng nhà ở không có giấy phép bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:
“Điều 16. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.”
Như vậy, trường hợp xây dựng công trình không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.

5/5 - (1 bình chọn)