Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là toàn bộ các biểu mẫu được điền đầy đủ thông tin và giấy tờ tài liệu cần thiết, đều được chứng thực theo quy định để thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp. Quá trình này yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Hiện nay, có thể tìm thấy hướng dẫn và thông tin đầy đủ về hồ sơ thành lập doanh nghiệp trên các trang web chính thức của cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc trên các trang web của các công ty tư vấn pháp luật.
Vậy “Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm những gì?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm những gì?
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, sẽ có yêu cầu hồ sơ đăng ký thành lập khác nhau. Luật Doanh nghiệp phân chia 5 loại hình doanh nghiệp, và mỗi loại hình này yêu cầu một bộ hồ sơ cụ thể tương ứng. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm hồ sơ thành lập công ty cổ phần, hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân, và hồ sơ thành lập công ty hợp danh. Để hoàn thành một bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cần tuân thủ các yêu cầu và quy định cụ thể cho loại hình doanh nghiệp muốn thành lập.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần theo mẫu.
– Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần.
– Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
+ Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
+ Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
+ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH được phân chia ra 02 loại hồ sơ đó là:
– Hồ sơ thành lập TNHH 1 thành viên
– Hồ sơ công ty TNHH 2 thành viên.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 1 Thành viên theo mẫu I-2 thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định. (Tải mẫu I-2 tại đây)
– Dự thảo Điều lệ công ty.
Chuẩn bị giấy tờ của thành viên như sau đây:
+ Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
+ Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
+ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 2 Thành viên theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
– Dự thảo Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
+ Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
+ Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
+ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
– Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Hồ sơ thành lập công ty hợp danh
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
– Dự thảo Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên công ty hợp danh thống nhất theo mẫu I-9 của cơ quan nhà nước ban hành;
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
Tìm Luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm những gì?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ khác thông tin pháp lý khác liên quan như là mẫu đơn thuận tình ly hôn vắng mặt… các tin tức, mẫu đơn pháp lý chuẩn xác, cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, vui lòng cập nhật trang web để nắm bắt được thông tin, tình hình pháp lý mới nhất phục vụ cho các vấn đề trong cuộc sống.
Câu hỏi thường gặp
Quy trình đăng ký thành lập công ty?
Sau khi chuẩn bị giấy tờ và các thông tin cần thiết để tiến hành điền vào giấy đề nghị thành lập công ty bao gồm: Tên công ty; Địa chỉ công ty; Danh sách ngành nghề kinh doanh dự tính đăng ký; Mức vốn điều lệ; Chọn người đại điện theo pháp luật. Doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký thành lập công ty dễ dàng theo các bước sau:
Bước 1: Soạn thảo đầy đủ hồ sơ đăng ký theo loại hình công ty mà doanh nghiệp lựa chọn ( theo như hướng dẫn trên)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại hoặc qua cổng thông tin quốc gia
Bước 3: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Khắc dấu tròn doanh nghiệp. Sau đó, thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng, thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh
Bước 6: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử
Bước 7: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp
Bước 8: Khai thuế ban đầu, Đề nghị sử dụng hóa đơn VAT
Bước 9: Báo cáo thuế, và làm sổ sách định kỳ hàng tháng, quý, năm
Muốn thành lập doanh nghiệp phải nộp hồ sơ ở đâu?
Với mỗi hình thức nộp hồ sơ khác nhau sẽ gắn với địa điểm nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp khác nhau. Cụ thể:
Nộp trực tiếp:
Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong đó, cơ quan đăng ký kinh doanh này được phân cấp theo cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
– Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đặc biệt, Phòng này có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn tỉnh tuỳ theo tình hình, điều kiện của từng tỉnh.
Tuy nhiên, thực tế, Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp khi người nộp hồ sơ nộp tại Bộ phận Một cửa.
– Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Nộp trực tuyến:
Như phân tích ở trên, việc nộp trực tuyến hiện nay trên thực tế được áp dụng 100% tại TP. Hà Nội. Còn các tỉnh, thành phố khác thì hiện đang dừng ở mức khuyến khích.
Người có nhu cầu nộp hồ sơ là các văn bản có định dạng .doc, .docx hoặc .pdf tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp mà không phải nộp bản giấy các hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Sau khi nộp xong hồ sơ, người nộp sẽ nhận được giấy biên nhận và khi có kết quả, người thực hiện thủ tục vẫn phải lên trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận. Nếu uỷ quyền thì người được uỷ quyền phải mang theo Giấy uỷ quyền cùng Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của mình.