Hướng dẫn cách xử lý khi bị lấn chiếm đất

110
Hướng dẫn cách xử lý khi bị lấn chiếm đất

Lấn chiếm đất đai của người khác là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, các trường hợp hàng xóm thường xuyên lấn chiếm đất đai xung quanh. Nếu chủ đất hoặc người khác biết được việc làm lấn chiếm đất đai thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để bị xử lý theo pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo bài viết của Tìm Luật “Hướng dẫn cách xử lý khi bị lấn chiếm đất” sau đây để tham khảo cách xử lý trong trường hợp bị lấn chiếm đất nhé!

Lấn chiếm đất đai là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì lấn chiếm đất đai được hiểu như sau:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai khi xảy ra tranh chấp

Để bảo vệ thực thì quyền sử dụng đất, chủ sở hữu cần thực hiện các phương thức bảo vệ sau:

  • Tiến hành hòa giải, thương lượng với người có hành vi lấn chiếm đất đai. Theo pháp luật quy định, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dần cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Hoặc tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì bạn có thể thực hiện khởi kiện đến Tòa án căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013
Hướng dẫn cách xử lý khi bị lấn chiếm đất

Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai về mặt dân sự

Theo quy định tại Điều 164, 166, 169, 170 Bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản (ở đây là đất bị lấn chiếm) có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tùy thuộc vào từng chi tiết cụ thể cũng như số đo diện tích bị lấn chiếm khác nhau thì mức xử phạt trong quy trình xử lý lấn chiếm đất đai khác nhau.

Hướng dẫn cách xử lý khi bị lấn chiếm đất

Căn cứ quy định tại Điều 265 luật Đất đai về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản thì ranh giới này được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng và ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch do cơ quan nhà nước đã quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất. Do đó hàng xóm và các chủ sở hữu đất liền kề có nghĩa vụ tôn trọng ranh giới, trong phạm vi ranh giới, người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác theo quy định.

Thứ nhất: Hòa giải cho hai bên gia đình

Đây là nguyên tắc đầu tiên và cũng là phương thức xử lý đầu tiên đối với hầu hết các tranh chấp liên quan tới đất đai.

Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận, các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở.

Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hòa giải cơ sở là UBND cấp xã nơi có đất diễn ra tranh chấp.

Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND có thẩm quyền phải liên hệ với các cá nhân, tổ chức liên quan để tổ chức thực hiện hòa giải.

Cụ thể Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND đó. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, và lưu 01 bản tại UBND thực hiện giải quyết tranh chấp.

Nếu hòa giải thành, các bên có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đúng như đã cam kết. Trong trường hợp có vi phạm hoặc không hòa giải thành, bên bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo như cách 2.

Lưu ý:

Trong trường hợp có thay đổi hiện trạng về ranh giới đất sau khi hòa giải thành thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 điều 202 luật đất đai 2013 như sau:

  • UBND xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để sửa lại ranh giới đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
  • Các trường hợp khác: gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường.

Tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai, thì nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Do đó, trước tiên bạn có thể thương lượng, tự hòa giải với hàng xóm để giải quyết vụ việc.

Trường hợp hai bên không thể tự thỏa thuận, thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hòa giải tại cơ sở.

Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai, người có bất động sản sẽ gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải.

  • Trách nhiệm tổ chức việc hòa giải: là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
  • Thời hạn giải quyết hòa giải tại cơ sở: là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Như vậy, đối chiếu quy định của pháp luật thì trước hết để giải quyết câu hỏi hàng xóm lấn chiếm đất xử lý thế nào thì sẽ tiến hành hòa giải ở cơ quan UBND cấp xã trước. Sau đó, nếu hòa giải không thành thì có thể thực hiện thủ tục giải quyết đất đai tại UBND cấp huyện/tỉnh hoặc làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thứ hai: Thực hiện khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân

Sau khi hòa giải tại cơ sở mà các bên vẫn không giải quyết được tranh chấp thì có quyền thực hiện khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp để giải quyết.

Hồ sơ gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Biên bản hòa giải;
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện: bản sao sổ hộ khẩu, bản sao chứng minh thư,….;
  • Giấy tờ chứng minh căn cứ có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà: GCNQSDĐ; giấy tờ khác như biên lai nộp thuế sử dụng đất, giấy chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất, di chúc,… (trong trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ);
  • Giấy tờ tài liệu khác chứng minh yêu cầu khởi kiện (nếu có).

Mời các bạn xem thêm bài viết

Vấn đề “Hướng dẫn cách xử lý khi bị lấn chiếm đất “ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình về vấn pháp lý cho quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu về vấn đề pháp lý liên quan như là mẫu đơn xin nghỉ việc qua email. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Hàng xóm lấn đất xây dựng nhà phải làm gì?

Hòa giải: Là thủ tục bắt buộc đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Theo quy định tại điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai
Yêu cầu/Khởi kiện giải quyết tranh chấp: Nếu tranh chấp đất đai hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì nộp đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 204 Luật đất đai

Bị nhà hàng xóm lấn chiếm đất nên đòi bồi thường tiền hay đòi lại đất?

Pháp luật hiện nay luôn khuyến khích các bên có thể tự giải quyết tranh chấp bằng sự thỏa thuận. Khi hai bên tự thỏa thuận được với nhau tranh chấp sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Đồng thời, sẽ giữ được hòa khí hàng xóm láng giềng với nhau. Do đó, nếu có thể tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp được với nhau thì các bên nên cố gắng thỏa thuận.
Trường hợp của bạn cần kiểm tra xem nếu để bên có hành vi lấn chiếm trả tiền đối với diện tích đất lấn chiếm thì diện tích đất còn lại vẫn đảm bảo điều kiện tách thửa không. Các bên có thể ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phần diện tích đất lấn chiếm. Do đó, nếu số tiền mà hàng xóm bạn đưa ra phù hợp, đất nhà bạn đủ điều kiện tách thì gia đình bạn nên nhận tiền bồi thường.

5/5 - (1 bình chọn)