Để được hưởng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh thì bảo hiểm y tế phải còn giá trị sử dụng. Do đó, để bảo hiểm y tế hộ gia đình có giá trị sử dụng thì bảo hiểm y tế hộ gia đình phải còn hạn sử dụng. Vì vậy, hộ gia đình cần gia hạn bảo hiểm y tế của mình có nó sắp hết thời hạn sử dụng. Nếu bạn chưa biết gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào? Hãy tham khảo Hướng dẫn gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023 dưới đây của Tìm luật nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm y tế 2008
- Luật Cư trú 2020
Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì?
Bảo hiểm y tế hộ gia đình là một loại bảo hiểm phổ biến đối với những gia đình mua bảo hiểm y tế. Tuy nhiên đây cũng là một loại bảo hiểm y tế khá lạ đối với nhiều người. Bao hiểm y tế khá là tiện cho những hộ gia đình mau bảo hiểm y tế. Để hiểu rõ hơn về bảo hiểm y tế hộ gia đình, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về bảo hiểm y tế như sau: “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định pháp luật để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”
Căn cứ tại khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú 2020 quy định về hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế như sau: “Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.”
Như vậy, bảo hiểm y tế hộ gia đình được hiểu là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp để chăm sóc sức khỏe.
Gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình cách nào?
Bảo hiểm y tế sẽ có giá trị sử dụng trong một thời hạn nhất định, và bảo hiểm y tế hộ gia đình cũng vậy. Do đó để được hưởng bảo hiểm y tế thì hộ gia đình cần phải gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình khi sắp hết hạn. Hiện nay, có nhiều cách để gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình, bạn có thể tham khảo.
Để gia hạn thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình, chỉ cần tới Đại lý thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội gần nhất, cung cấp mã thẻ bảo hiểm y tế cũ, nộp tiền đóng bảo hiểm y tế.
Trong trường hợp không có điều kiện trực tiếp tới Đại lý thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội, có thể đóng tiền gia hạn thẻ bảo hiểm y tế trực tuyến bằng cách thông qua ứng dụng ngân hàng hoặc Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Như vậy, hộ gia đình có thể gia hạn bảo hiểm y tế bằng 3 cách trên.
Hướng dẫn gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình
Có nhiều người hiện nay đang gặp khó khăn khi thực hiện gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình. Do đó, chúng tôi đã đưa ra một số cách gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình, bạn có thể lựa chọn thực hiện cho phù hợp. Hiện nay có những cách gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:
Gia hạn bảo hiểm hộ gia đình bằng cách đóng trực tiếp
Với cách này, hộ gia đình có thể tới Đại lý thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội gần nhất, thông báo số Bảo hiểm xã hội (cung cấp mã thẻ Bảo hiểm y tế cũ), nộp tiền đóng Bảo hiểm y tế để gia hạn thẻ Bảo hiểm y tế hộ gia đình là hoàn tất thủ tục.
Gia hạn Bảo hiểm y tế hộ gia đình qua ứng dụng ngân hàng
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai các dịch vụ nộp tiền trực tuyến.
Phương thức nộp tiền Bảo hiểm y tế được triển khai trên phần mềm thiết bị di động và trên website của Ngân hàng BIDV. Sau khi thực hiện thanh toán xong, thẻ Bảo hiểm y tế sẽ được tự động gia hạn và Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi tin nhắn thông báo kết quả đến số điện thoại của người tham gia.
Gia hạn bảo hiểm y tế qua Cổng dịch vụ Công quốc gia
Bước 1: Đăng ký Tài khoản trên Cổng dịch vụ Công quốc gia (nếu chưa có tài khoản)
Bước 2: Chọn “Thanh toán trực tuyến” , sau đó chọn tiếp “Đóng BHXH tự nguyện và BHYT theo hộ gia đình”.
Bước 3: Chọn “Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình”
Bước 4: Nhập thông tin “Mã thẻ BHYT”, lựa chọn số tháng muốn gia hạn và ấn “Tra cứu”.
Mã thẻ Bảo hiểm y tế phải là mã thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, có 2 ký tự đầu là “GD”.
Bước 5: Hệ thống sẽ hiển thị thông tin thanh toán về số tiền và thông tin và về thời gian gia hạn.
Tiếp theo lựa chọn Ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH (nên chọn ngân hàng cùng với ngân hàng để tránh phải trả phí chuyển tiền liên ngân hàng nếu có). Tiếp đó, bấm nút “Thanh toán”.
Bước 6: Khi click vào nút “Thanh toán” ở bước trên, màn hình sẽ hiển thị để có thể lựa chọn Ngân hàng hoặc trung gian thanh toán mà có tài khoản.
Bước 7: Hệ thống sẽ quay trở lại giao diện của Cổng DVC Quốc gia với thông báo “Thanh toán thành công”.
Tuy nhiên khi gia hạn bằng hình thức này cần lưu ý một số điều như sau:
– Trước khi thanh toán, cần kiểm tra chính xác thông tin cá nhân và số tiền cần nộp.
– Kiểm tra lại số tiền đã thanh toán và số tiền bị trừ trong tài khoản thanh toán.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như tra cứu giấy phép lái xe theo cccd. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình?
Căn cứ vào Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018?NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:
– Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
– Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
– Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Lưu ý: Mức lương cơ sở hiện đang áp dụng là 1,8 triệu đồng/tháng.
Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình
Theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định khi đi khám, chữa bệnh, người tham gia BHYT hộ gia đình được hưởng:
* Nếu khám, chữa bệnh đúng tuyến:
– 100% chi phí khám, chữa bệnh tại tuyến xã;
– 100% chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (tức là thấp hơn 270.000 đồng/lần);
– 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (tức là lớn hơn 10,8 triệu đồng);
– 80% chi phí khám, chữa bệnh với những trường hợp còn lại.
* Nếu khám, chữa bệnh trái tuyến:
– 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương;
– 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;
– 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.