Trên thực tế, có nhiều trường hợp được thừa kế đất đai nhưng đất đai đó chưa có sổ đỏ. Do đó, để bảo đảm quyền lợi của bản thân thì người được thừa kế cần tiến hành làm sổ đỏ cho mảnh đất đó. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc, hãy tham khảo hướng dẫn làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc chi tiết dưới đây của Tìm luật nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP
- Bộ luật Dân sự 2015
Đất không có sổ đỏ có được chia thừa kế không?
Căn cứ vào Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định việc xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:
– Đối với đất do người đã mất để lại mà người đó đã có sổ đỏ đó là di sản.
– Đối với trường hợp đất do người đã mất để lại mà người đó có 1 trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, và không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
– Trường hợp người đã mất để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có sổ đỏ hoặc không có 1 trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì sẽ được phân biệt như sau:
+ Trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp sổ đỏ (đủ điều kiện cấp sổ đỏ) thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.
+ Trường hợp đương sự không có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch đất và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Toà án sẽ giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.
+ Trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ về việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên mảnh đất đó.
Như vậy, cho dù đất vẫn chưa có sổ đỏ nhưng nếu quyền sử dụng đất được xác định là di sản thì vẫn có thể được chia di sản thừa kế theo quy định.
Chia thừa kế không có di chúc đất không có sổ đỏ như thế nào?
Nếu không có di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.
Căn cứ theo định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 thì thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện thừa kế và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 thì thừa kế theo pháp luật sẽ chia như sau:
– Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau sẽ chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền được hưởng di sản, bị truất quyền thừa hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
– Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì người cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ được hưởng nếu còn sống;
Nếu người cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì người chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt có thể được hưởng nếu còn sống.
Hướng dẫn làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc
* Hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ
Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
– Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK.
– Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
– Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp 1 trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (giấy tờ về thừa kế).
Lưu ý: Trường hợp sử dụng đất do được nhận thừa kế trước ngày 01/7/2014 thì khi nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người thừa kế nộp văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật như di chúc, văn bản khai nhận di sản,… (theo khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).
* Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận
Bước 1. Nộp hồ sơ
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân sẽ nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã nơi có đất
– Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
– Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Trong bước này người dân chỉ cần lưu ý vấn đề sau:
– Khi nhận được thông báo của chi cục thuế thì hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo như: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).
– Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính và xuất trình khi nhận sổ đỏ.
Bước 4. Trả kết quả
Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính các khoảng thời gian vào các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.
Thông tin liên hệ
Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện được cấp Sổ đỏ là gì?
Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện cấp Sổ đỏ gồm 02 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Có giấy tờ về quyền sử dụng đất là trường hợp hộ gia đình, cá nhân có một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Trường hợp 2: Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất là trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thừa kế mà không có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Những trường hợp nào không được cấp sổ đỏ?
Theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định những trường hợp không được cấp Sổ đỏ, gồm:
– Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
– Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.
– Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Sổ đỏ nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
– Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý (Theo Điều 8 Luật Đất đai 2013).