Chuyển khẩu về nhà chồng là một thủ tục quan trọng khi một phụ nữ kết hôn và quyết định chuyển địa chỉ thường trú từ nhà đến nhà chồng. Việc này đòi hỏi sự thay đổi về hộ khẩu, CMND, và nhiều giấy tờ khác để phản ánh sự thay đổi trong cuộc sống gia đình. Vậy “Hướng dẫn thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Điều kiện để chuyển khẩu về nhà chồng
Theo quy định hiện hành, công dân có quyền đăng ký thường trú tại nơi ở hợp pháp mà họ không sở hữu, miễn là cả chủ hộ và chủ sở hữu nơi ở hợp pháp đó đều đồng tình. Điều này áp dụng trong các trường hợp như vợ về ở chung với chồng hoặc chồng về ở chung với vợ. Trong trường hợp vợ muốn nhập hộ khẩu với chồng, cần thỏa mãn hai điều kiện sau:
– Chủ hộ phải đồng ý cho vợ nhập hộ khẩu.
– Chủ sở hữu của nơi ở hợp pháp cũng cần đồng ý cho việc nhập hộ khẩu này diễn ra.
Theo Khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú
2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.”
Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online
Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng có thể thực hiện trực tuyến, và nó yêu cầu sự tuân thủ đúng quy định pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả của việc chuyển khẩu. Trong bài viết này, Tìm luật sẽ hướng dẫn về thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng qua hình thức trực tuyến như sau:
Bước 1: Truy cập website Cổng dịch vụ công quản lý cư trú https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/
Bước 2: Đăng ký hoặc Đăng nhập vào tài khoản dịch vụ công.
Bước 3: Chọn mục “Đăng ký thường trú” tại trang chủ.
Bước 4: Nhập thông tin, nội dung.
Lưu ý:
– Đối với thông báo tình trạng hồ sơ có thể nhận thông báo tình trạng hồ sơ qua 02 cách: + Nhận qua cổng thông tin;
+ Nhận qua Email.
– Đối với kết quả giải quyết có thể nhận thông qua 03 cách sau:
+ Nhận trực tiếp; WhatsApp
+ Qua Email;
+ Nhận qua cổng thông tin.
Bước 5: Xác nhận trách nhiệm trước pháp luật và ghi hồ sơ.
Bước 6: Kiểm tra lại hồ sơ
Chuyển khẩu về nhà chồng có cần làm lại CMND/CCCD?
Theo quy định, việc thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương đòi hỏi công dân phải đổi Chứng minh nhân dân (CMND) của mình. Tuy nhiên, nếu việc thay đổi hộ khẩu diễn ra trong cùng tỉnh, thì không yêu cầu cấp thẻ CMND mới.
Theo Điểm d Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;”
Tuy nhiên, nếu người dân đang dùng Căn cước công dân (CCCD) thì khi chuyển khẩu sang tỉnh khác không bắt buộc đi đổi Căn cước công dân mới.
Theo Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân quy định về thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
“Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.”
Vấn đề “Hướng dẫn thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản .… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Nộp hồ sơ nhập khẩu cho vợ ở đâu?
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhập khẩu theo quy định tại Luật cư trú 2020 là:
– Công an xã, phường, thị trấn;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Nhập khẩu cho vợ muộn có bị phạt không?
Theo quy định pháp luật hiện nay, sau khi đăng ký kết hôn vợ và chồng không bắt buộc phải nhập khẩu chung, cũng không có quy định bắt buộc vợ phải nhập khẩu về nhà chồng. Tuy nhiên, theo lẽ thường thấy, sau khi đăng ký kết hôn, vợ và chồng sẽ nhập khẩu vào chung với nhau. Tại Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng quy định: Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Đồng thời tại Điều 43 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:
– Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
– Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.
Điều 14 của Luật cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:
– Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống;
– Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan
Như vậy, từ những quy định nêu trên cho thấy, việc lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng theo thỏa thuận của 2 bên, pháp luật hiện nay không có bất cứ quy định nào bắt buộc vợ phải nhập khẩu vào nhà chồng sau khi vợ chồng đăng ký kết hôn. Vì vậy, nếu không nhập khẩu cho vợ về nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm và trường hợp nếu nhập khẩu muộn cho vợ bạn cũng sẽ không bị xử phạt.