Hướng dẫn viết Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác mới nhất

111
mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác là tài liệu quan trọng, thể hiện ý chí đơn phương của bên bị vi phạm khi thông báo về việc chấm dứt quan hệ hợp đồng hợp tác. Trong trường hợp này, bên vi phạm được xác định là bên chấm dứt hợp đồng hợp tác giữa hai bên, mà đã có sự giao kết trước đó.

Vậy “Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác mới nhất” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Hướng dẫn viết Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác mới nhất

Tải xuống Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác mới nhất

Hướng dẫn viết Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác mới nhất

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác. Tuy nhiên, nội dung của mẫu thông báo này cần phải bao gồm những điều đã thỏa thuận trong hợp đồng và không được vi phạm các quy định của pháp luật cũng như trái với đạo đức xã hội. Một Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác có nội dung cơ bản như sau:

– Quốc hiệu và tiêu ngữ; số và ký hiệu, địa danh và ngày tháng năm lập,

– Thông tin của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh,

– Phương thức giải quyết tranh chấp (nếu có);

– Tên, địa chỉ, điện thoại, đại diện theo pháp luật, fax, mã số thuế… của Công ty nơi nhận thông báo;

– Nêu rõ căn cứ để viết thông báo;

– Lý do chấm dứt hợp đồng, Quyền và nghĩa vụ của các bên khi chấm dứt hợp đồng,

– Lý do làm căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng: nêu rõ những hành vi mà bên vi phạm đã cố ý thực hiện làm vi phạm hợp đồng, không có thiện chí giải quyết vấn đề triệt để…;

– Đưa ra yêu cầu mong muốn: bên A yêu cầu bên B phối hợp thực hiện các công việc sau để giải quyết hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng…;

– Thẩm quyền người ký chữ ký; họ tên người ký, con dâu của tổ chức (nếu một hoặc các bên trong hợp đồng là tổ chức)

Trường hợp nào chấm dứt hợp đồng hợp tác?

Khi hợp đồng hợp tác chấm dứt, việc giải quyết các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng là một vấn đề quan trọng. Trong trường hợp tài sản chung không đủ để thanh toán các khoản nợ, thì theo quy định tại Điều 509 của Luật Dân sự năm 2015, tài sản cá nhân của các thành viên hợp tác sẽ phải được sử dụng để thực hiện thanh toán.

Nếu tất cả các khoản nợ đã được thanh toán và vẫn còn tài sản chung, thì tài sản đó sẽ được phân chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ đóng góp ban đầu, trừ khi có thỏa thuận khác.

Theo Điều 512 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chấm dứt hợp đồng hợp tác, cụ thể như sau:

“Điều 512. Chấm dứt hợp đồng hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;

b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

c) Mục đích hợp tác đã đạt được;

d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

2. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật này.

Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Điều kiện hủy bỏ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, việc chấm dứt hợp đồng có thể xảy ra. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trong một khoảng thời gian hợp lý và đã được quy định, bên yêu cầu có quyền huỷ bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Nguyên nhân có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể xuất phát từ không đạt được mục tiêu ban đầu của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, khi hết thời hạn nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại Điều 424, Khoản 1 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Hủy bỏ hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng có thể xảy ra khi một trong các bên không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Quy định này được hiểu là khi bên có quyền trong hợp đồng hợp tác không thể đạt được mục tiêu ban đầu do bên có nghĩa vụ không thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này, bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và đề nghị bồi thường thiệt hại.

Chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh có thẻ xảy ra khi tài sản bị mất hoặc bị hỏng.

Vấn đề “Hướng dẫn viết Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác mới nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu đơn xin nghỉ việc riêng.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong hợp đồng hợp tác

Thành viên trong hợp đồng hợp tác có các quyền và nghĩa vụ như sau:
– Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
– Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.

– Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
– Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Theo định nghĩa tại Điều 504 của Bộ luật dân sự 2015 thì:
1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 77/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
Hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác. Nội dung hợp đồng hợp tác không được trái với quy định của luật có liên quan, bao gồm các nội dung: Mục đích, thời hạn hợp tác; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sản đóng góp (nếu có); đóng góp bằng sức lao động (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hợp tác; quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có); điều kiện chấm dứt hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)