Kiểm tra hành chính là kiểm tra những gì?

164
Kiểm tra hành chính là kiểm tra những gì

Kiểm tra hành chính là hoạt động chuyên môn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để quản lý, xử lý các đối tượng vi phạm hành chính. Nhiều văn bản quy định việc thanh tra hành chính có thể được thực hiện đột ngột hoặc trong thời gian ngắn. Văn bản quy phạm phổ biến nhất là Luật Xử lý vi phạm hành chính được ban hành năm 2012. Vậy Kiểm tra hành chính là kiểm tra những gì? Cùng tìm hiểu nhé

Quy định về kiểm tra hành chính

Kiểm tra hành chính là việc thanh tra, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý nhà nước có tuân thủ pháp luật hay không và đưa ra các biện pháp bảo đảm, sự tuân thủ của cá nhân, tổ chức. Kiểm tra hành chính là nội dung cơ bản thể hiện rõ bản chất quyền lực nhà nước và rất cần thiết trong quá trình hoạt động hành chính quốc gia.

Kiểm tra hành chính đơn giản và dễ nhận thấy. Một số đặc điểm của kiểm tra hành chính được thể hiện như sau:

– Kiểm tra hành chính là hoạt động được diễn giữa hai đối tượng liên quan là chủ thể kiểm tra và đối tượng bị kiểm tra. Trong đó chủ thể kiểm tra là người có thẩm quyền xem xét các vấn đề liên quan để đưa ra đánh giá còn đối tượng bị kiểm tra là người có trách nhiệm chấp hành theo yêu cầu của chủ thể kiểm tra

– Công tác kiểm tra hành chính thuộc hoạt động quản lý của nhà nước do vậy nó mang tính quyền lực nhà nước buộc đối tượng bị kiểm tra phải chấp hành đúng quy định

– Có nhiều hình thức thực hiện kiểm tra hành chính bao gồm: kiểm tra hành chính thường xuyên, kiểm tra hành chính định kỳ và kiểm tra hành chính đột xuất

– Hoạt động kiểm tra hành chính mang tính phòng ngừa, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và giảm thiểu những sai phạm có thể xảy ra trong từng lĩnh vực bị kiểm tra.

Mời bạn xem thêm: tra cứu giấy phép lái xe bằng cccd được luật sư cập nhật mới hiện nay.

Kiểm tra hành chính là kiểm tra những gì

Trong quá trình kiểm tra, bên kiểm tra có quyền:

1) Ra quyết định có tính chất bắt buộc đối với bên bị kiểm tra, buộc bên bị kiểm tra áp dụng biện pháp khắc phục sai sót trong hoạt động;

2) Bãi bỏ những văn bản không hợp pháp của bên bị kiểm tra (chỉ áp dụng trong trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra hoạt động của cơ quan cấp dưới);

3) Đình chỉ thi hành văn bản của bên bị kiểm tra cho đến khi cơ quan thẩm quyền kết luận về tính hợp pháp của văn bản đó;

4) Áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định theo quy định của pháp luật;

5) Yêu cầu lãnh đạo cơ quan bị kiểm tra cung cấp thông tin, văn bản và giải trình;

6) Yêu cầu các nhà chuyên môn tham gia vào hoạt động kiểm tra.

Ngược lại, cơ quan, nhân viên nhà nước cũng phải triệt để tuân thủ pháp luật trong quá trình kiểm tra, không được cản trở hoạt động hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Kiểm tra hành chính là kiểm tra những gì?

Kiểm tra hành chính là một trong những hoạt động được thực hiện đúng quy định và rất cần thiết trong xã hội hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng phát triển, nhiều vấn đề, hệ lụy ảnh hưởng đến trật tự an ninh quốc gia đã xuất hiện trong xã hội. Vì vậy, để giám sát việc người dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan giám sát được giao trách nhiệm tiến hành thanh tra hành chính đối với các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.

Kiểm tra hành chính trong giao thông:

Một trong những quyền hạn của cảnh sát giao thông và cơ quan có thẩm quyền giao thông là được yêu cầu người tham gia giao thông đường bộ dừng xe kiểm tra hành chính và xử lý vi phạm khi có sai phạm. Tuy nhiên việc dừng xe kiểm tra hiện nay phải thuộc các trường hợp cụ thể sau:

– Phương tiện lưu thông hoặc người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ thông qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện hoặc phát hiện trực tiếp hay ghi thu được hình ảnh

– Dừng xe kiểm tra người tham gia giao thông theo mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát các phương tiện, phương án tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

– Dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo công tác giữ gìn an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác khi có chỉ thị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra

– Nhận được tin báo, tố cáo, phản ánh về sai phạm của phương tiện tham gia giao thông hoặc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Kiểm tra hành chính là kiểm tra những gì

Kiểm tra hành chính cơ sở kinh doanh:

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh là nhà sản xuất các sản phẩm hàng hóa thì các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kho bãi hàng hóa được quy định gồm:

– Cơ quan quản lý thị trường

– Cơ quan thuế

– Cơ quan hải quan

– Cơ quan công an thuộc đơn vị cảnh sát môi trường, cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng,…

– Bộ đội biên phòng

Trong trường cơ sở kinh doanh dịch vụ, thẩm quyền kiểm tra thuộc về:

– Cơ quan Công an tại địa bàn cơ sở kinh doanh hoạt động

– Các đơn vị nghiệp vụ thuộc các cấp công an

– Công an các Cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao

– Cơ quan công an cấp trên.

Chủ thể được thực hiện kiểm tra hành chính là các cơ quan hành chính nhà nước và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:

– Cơ quan hành chính Nhà nước trung ương: Chính phủ, các Bộ đứng đầu lĩnh vực kiểm tra, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ

– Cơ quan tại địa phương: UBND cấp huyện, cấp xã, cơ quan các ban ngành, người đứng đầu trong các cơ quan đó và các cá nhân được giao trách nhiệm

Mỗi chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính được xác định rõ trách nhiệm và có nghĩa vụ thực hiện kiểm tra theo đúng quy định và lệnh được giao. Trong trường hợp chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính không tiến hành kiểm tra theo đúng quy định và nhiệm vụ được giao sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Thông tin liên hệ:

Tìm Luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Kiểm tra hành chính là kiểm tra những gì?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ khác thông tin pháp lý khác liên quan, mẫu đơn pháp lý chuẩn xác, cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, vui lòng cập nhật trang web để nắm bắt được thông tin, tình hình pháp lý mới nhất phục vụ cho các vấn đề trong cuộc sống. 

Câu hỏi thường gặp

Khi công an xã đi kiểm tra hành chính nhà ở thì cần phải có lệnh không?

Căn cứ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã. Căn cứ theo Điều 26 Thông thư 35/2014/TT-BCA quy định về kiểm tra cư trú.
Theo quy định trên, việc kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Như vậy, để kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú… Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý.

Vai trò kiểm tra hành chính như thế nào?

Hoạt động kiểm tra hành chính được đóng vai trò quan trọng trong việc:
Góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và kịp thời xử lý những hành vi vi phạm pháp luật
Đảm bảo công tác quản lý xã hội được áp dụng theo đúng hiến pháp và pháp luật theo đúng quy định của nhà nước đồng thời hợp với mục tiêu phát triển của Đảng
Đảm bảo các chức năng trong quản lý hành chính Nhà nước được thi hành và áp dụng rộng rãi góp phần xây dựng một xã hội ổn định, phồn vinh
Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý hành chính nhà nước

5/5 - (1 bình chọn)