Luật Biên phòng Việt Nam 2020 số hiệu: 66/2020/QH14

201
Luật Biên phòng Việt Nam 2020 số hiệu 66/2020/QH14

Bảo vệ biên giới quốc gia là một việc vô cùng thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Phải xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đó là trách nhiệm của công dân hơn nữa các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị. Nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia Nhà nước đang đặt ra cần thiết phải có một hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ và thống nhất. Chính vì vậy, việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần thiết bộ luật này giúp đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau từ đó bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới trong tình hình mới. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Luật Biên phòng Việt Nam” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:66/2020/QH14Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:11/11/2020Ngày hiệu lực:01/01/2022
Ngày công báo:23/12/2020Số công báo:Từ số 1179 đến số 1180
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Luật Biên phòng Việt Nam 2020 số hiệu: 66/2020/QH14
Luật Biên phòng Việt Nam 2020 số hiệu: 66/2020/QH14

Phạm vi điều chỉnh

Luật Biên phòng Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng. Cụ thể, Luật này quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng, trong khi đó Luật Biên phòng Việt Nam là một lĩnh vực trong quản lý, bảo vệ và xây dựng biên giới quốc gia, quy định nhiệm vụ cho các lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ biên giới.

Bởi hoạt động biên phòng có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều chủ thể khác nhau và được cụ thể hóa tại nhiều văn bản pháp luật hiện hành như: Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh quốc gia, Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Luật Công an nhân dân… nên điều khoản về phạm vi điều chỉnh của Luật Biên phòng Việt Nam đã được hoàn thiện sau khi rà soát, đánh giá tổng thể các quy định, tránh sự chồng chéo giữa các điều khoản nhằm đáp ứng sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Luật cũng đưa ra định nghĩa về “Biên phòng”, theo đó, “Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc”. Khái niệm này là vấn đề cơ bản quyết định đến kết cấu, nội dung, bố cục của Luật.

Những quy định nổi bật của Luật Biên phòng Việt Nam 2020

Luật Biên phòng Việt Nam được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10 ngày 11/11/2020 quy định về chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng; Luật Biên phòng Việt Nam bao gồm 6 chương, 36 điều, đã quy định nổi bật những nội dung sau:

– Thể hiện rõ chủ trương của Đảng về công tác biên phòng, hướng đến mục tiêu thể chế đầy đủ đường lối đối nội, đối ngoại, quan điểm nhất quán về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Đồng thời, Luật đã cụ thể hóa định hướng lớn nhằm xây dựng, huy động tiềm lực mọi mặt của quốc gia, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại để bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, làm cơ sở để xây dựng những chính sách cụ thể, đặc thù đối với hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.

– Luật Biên phòng Việt Nam đã quy định nội dung cơ bản về nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trên cơ sở thể chế hóa mục tiêu, quan điểm, phương châm Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, lực lượng vũ trang nhân dân và một số các chủ thể tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; điều chỉnh các vấn đề liên quan đến bộ đội biên phòng như hình thức và biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hệ thống tổ chức của bộ đôi biên phòng và chế độ, chính sách đối với bộ đội biên phòng với tư cách là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

– Luật Bộ đội biên phòng tập trung quy định bảo đảm các nguồn nhân lực, tài chính, tài sản để phục vụ nhiệm vụ biên phòng và một số đối tượng ưu tiên, cụ thể: bảo đảm nguồn nhân lực; bảo đảm nguồn lực tài chính; bảo đảm tài sản; quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan ngang bộ, mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đối với hoạt động thực thi nhiệm vụ biên phòng; Quy định phối hợp giữa Bộ đội biên phòng với các cơ quan, đơn vị trong quân đội nội dung thực thi nhiệm vụ biên phòng. Thông qua việc quy định cụ thể trách nhiệm riêng cho từng cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Luật này cũng chỉ rõ các cơ quan, tổ chức cần phối hợp chặt chẽ với nhau để phát huy sức mạnh tổng hợp “nền biên phòng toàn dân”, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.

– Những nội dung đó đã tạo cơ sở pháp lý nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh ở khu vực biên giới, hoàn thiện cơ chế chính sách để xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; phù hợp với thực tiễn và pháp luật quốc tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tải xuống Luật Biên phòng Việt Nam 2020

Thông tin bài viết

Tìm luật sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Luật Biên phòng Việt Nam” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Một trong những điểm mới của Luật Biên phòng Việt Nam là đã quy định rất rõ chính sách đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng. Vậy cụ thể là gì?

Căn cứ theo Điều 27 Luật Biên phòng Việt Nam quy định:
– Lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng ở khu vực biên giới được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
– Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng được hưởng chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù phù hợp với tính chất công tác và địa bàn hoạt động do Chính phủ quy định.

Theo Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 thì khái niệm “Biên phòng” và “Vành đai biên giới” được hiểu như thế nào?

Khoản 1 Điều 2 Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 quy định: “Biên phòng” là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. “Vành đai biên giới” là phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trên đất liền trở vào từ 100m đến 1.000m do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia quyết định, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm về biên phòng?

+ Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng không có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng mà chỉ quy định Người có hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ biên giới, gây cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Luật Bộ đội Biên phòng 2020 đã quy định 07 nhóm hành vi bị nghiêm cấm như:
–  Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
– Sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới…

5/5 - (1 bình chọn)