Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020 số: 70/2020/QH14

267
Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020 số: 70/2020/QH14

Song song với sự phát triển của xã hội, với nhiều loại hình hợp tác kinh doanh, thương mại, đối ngoại, đầu tư kết hợp với những quốc gia cũng ngày càng được đẩy mạnh. Để quản lý được những hoạt động thương mại, liên doanh hợp tác với các quốc gia trên thế giới, thì nước Việt Nam ta đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Luật Thỏa thuận quốc tế” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:70/2020/QH14Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:13/11/2020Ngày hiệu lực:01/07/2021
Ngày công báo:23/12/2020Số công báo:Từ số 1179 đến số 1180
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020 số: 70/2020/QH14
Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020 số: 70/2020/QH14

Khái niệm về Thỏa thuận quốc tế

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 của Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:

– Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.

– Hiện hành theo Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế 2007 (Pháp lệnh) quy định:

Thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài, trừ các nội dung sau đây:

+ Hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia;

+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tương trợ tư pháp;

+ Tham gia tổ chức quốc tế liên chính phủ;

+ Hỗ trợ phát triển chính thức thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam;

+ Các vấn đề khác thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Thoả thuận quốc tế không phải là điều ước quốc tế

Căn cứ theo Điều 6 của Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:

– Thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là thỏa thuận, thông cáo, tuyên bố, ý định thư, bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận, biên bản trao đổi, chương trình hợp tác, kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác, trừ tên gọi đặc thù của điều ước quốc tế bao gồm công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định.

– Trong khi đó, điều ước quốc tế được quy định tại Luật điều ước quốc tế 2016 là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.

Ngôn ngữ sử dụng trong thỏa thuận quốc tế

Căn cứ theo Điều 7 của Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định ngôn ngữ trong việc thỏa thuận quốc tế:

Thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.

Thẩm quyền ký kết thoả thuận quốc tế của Ủy ban nhân dân cấp xã

Căn cứ theo Khoản 6 Điều 3 của Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hiệu lực của thỏa thuận quốc tế

Căn cứ theo Điều 32 của Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:

– Thỏa thuận quốc tế có hiệu lực theo quy định của thỏa thuận quốc tế đó.

– Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế không quy định về hiệu lực thì thỏa thuận quốc tế đó có hiệu lực theo sự thống nhất bằng văn bản giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.

Thoả thuận quốc tế có thể được ký kết với cá nhân nước ngoài

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 2 của Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:

– Cụ thể, theo quy định mới bên ký kết nước ngoài bao gồm Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, tổ chức quốc tế , cá nhân nước ngoài.

– Hiện hành Điều 3 Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế 2007 không có quy định về cá nhân nước ngoài.

– Bên ký kết Việt Nam bao gồm:

+ Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ;

+ Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước;

+ Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

+ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh…

Như vậy, theo quy định mới thì thoả thuận quốc tế có thể được ký kết giữa bên ký kết Việt Nam và cá nhân nước ngoài.

Tải xuống Luật Thỏa thuận quốc tế 2020

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Luật Thỏa thuận quốc tế” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về cơ quan quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế như sau:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế.
Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan mình và tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan mình, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới.
Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế được ký kết, đồng thời có quyền yêu cầu bên ký kết nước ngoài cùng phối thực hiện thỏa thuận quốc tế đó trên tinh thần hữu nghị, hợp tác.

Việc quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:
Điều 4. Nội dung quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
2. Bảo đảm việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
3. Phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
4. Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.
5. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Như vậy, quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế bao gồm những nội dung cụ thể nêu trên.

Thỏa thuận quốc tế bắt buộc phải có văn bản bằng tiếng Việt đúng không?

Căn cứ Điều 7 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế như sau:
Điều 7. Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.
Văn bản bằng tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.
Văn bản bằng tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.

5/5 - (2 bình chọn)