Mẫu biên bản bàn giao tài sản có thể được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể liên quan đến việc giao lại tài sản như nhà ở, công trình, tài sản gắn liền với nhà, đất đai hoặc chuyển nhượng tài sản như phương tiện, máy móc, thiết bị. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tư vấn mẫu biên bản bàn giao thiết bị sửa chữa
Mẫu biên bản bàn giao thiết bị sửa chữa
Biên bản bàn giao thiết bị hiện nay là hình thức được các công ty, doanh nghiệp sử dụng phổ biến. Mẫu biên bản bàn giao thiết bị được lập để phục vụ việc cung cấp thiết bị giữa bên thuê và bên cho thuê. Đây là loại giấy tờ được sử dụng phổ biến ở hiện nay. Biên bản được soạn thảo tại thời điểm hoàn thành việc sửa chữa, xây dựng hoặc cho thuê máy móc, thiết bị.
Mời bạn xem thêm: mẫu gia hạn hợp đồng thuê nhà
Trong biên bản bàn giao thiết bị sẽ bao gồm các nội dung sau:
Phải có quốc hiệu, tiêu ngữ và ngày tháng năm lập biên bản.
Có tên biên bản: BIÊN BẢN BÀN GIAO THIẾT BỊ SỬA CHỮA
Thời gian lập biên bản: có đầy đủ thông tin ngày tháng năm và thời gian lập biên bản.
Thông tin của bên giao: Họ tên và chức vụ (nếu có).
Thông tin của bên nhận: Họ tên và chức vụ (nếu có).
Thông tin về loại thiết bị được bàn giao gồm: tên thiết bị, thông số kỹ thuật, mã thiết bị, số lượng và hiện trạng của thiết bị.
Thông tin về việc kiểm tra, bàn giao sản phẩm, ví dụ: Bên giao là… đã giao cho…… kiểm tra sản phẩm. Sau khi bàn giao bên sẽ nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hai bên thống nhất lập biên bản bàn giao theo nội dung như trên và biên bản bàn giao thiết bị được lập thành hai bản giống nhau, mỗi bên giữ một bản.
Chữ ký của hai bên.
Cách xác định giá trị của tài sản bàn giao
Việc giao nhận hàng hóa, tài liệu,… thường được thực hiện hàng ngày. Và để hạn chế rủi ro, tránh né, từ chối trách nhiệm sau khi giao hàng, các bên thường lập chứng từ giao hàng.
Tài sản bàn giao phải được xác định chính xác giá trị đang theo dõi trên sổ sách kế toán và phải được đánh giá lại giá trị thực tế theo mặt bằng giá trị tại thời điểm và địa điểm bàn giao.
Giá trị tài sản bàn giao đang theo dõi trên sổ sách kế toán được xác định căn cứ vào các tài liệu kế toán hợp pháp (Sổ kế toán Bảng Tổng kết tài sản, các tài liệu chứng từ kế toán…v.v.) theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.
Đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao:
a. Nguyên tắc đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao:
- Có căn cứ khoa học kỹ thuật.
- Đảm bảo chặt chẽ và chính xác.
- Phù hợp với thực tiễn và dễ áp dụng.
b. Phương pháp đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao:
Đối với những tài sản mới mua hoặc mới lắp đặt, xây dựng xong đưa vào sử dụng, giá trị bàn giao được căn cứ vào giá mua thực tế trên hoá đơn được cấp có thẩm quyền chấp nhận thanh toán, giá lắp đặt, xây dựng mới theo quyết toán công trình được duyệt để bàn giao hoặc quyết toán hoàn thành các hạng mục công trình (đối với công trình dở dang).
Đối với những tài sản đã sử dụng lâu, khi bàn giao phải xác định lại giá trị tài sản theo giá tại thời điểm bàn giao; việc xác định giá trị tài sản bàn giao được căn cứ vào chất lượng còn lại của từng tài sản bàn giao và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó tại thời điểm và địa điểm bàn giao.
Giá trị còn Tỷ lệ % chất lượng Giá mua hoặc giá xây dựng lại của từng = còn lại của từng x mới của từng tài sản bàn giao tài sản bàn giao tài sản bàn giao tại thời điểm bàn giao… (đồng)
Tỷ lệ chất lượng còn lại của từng tài sản được xác định căn cứ vào tài sản, thời gian sử dụng và thời gian đã sử dụng của từng tài sản đó để xác định. Riêng đối với nhà cửa và vật kiến trúc thực hiện theo quy định tại phần II Thông tư Liên Bộ Xây dựng – Tài chính – Vật giá Chính phủ số 13/LB-TT ngày 18-8-1994.
Giá mua của tài sản là giá của loại tài sản cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm đánh giá.
Giá xây dựng mới của nhà cửa công trình xây dựng bàn giao được tính như sau:
Giá xây dựng mới Đơn giá 1m2 Diện tích xây dựng của nhà cửa công = xây dựng mới x của nhà cửa, công trình XD bàn giao trình XD bàn giao
Đơn giá 1m2 xây dựng mới được áp dụng theo Bảng giá chuẩn đơn giá xây dựng để duyệt quyết toán cho những công trình tương tự cùng loại tại thời điểm và địa điểm bàn giao theo hướng dẫn của cơ quan quản lý xây dựng.
Tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản phải bàn giao là giá trị còn lại của từng tài sản phải bàn giao cộng lại.
Tổ chức xác định giá trị tài sản bàn giao:
Tối đa sau 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định chuyển giao tài sản của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có tài sản bàn giao chủ trì phối hợp với cơ quan tiếp nhận tài sản thành lập Hội đồng xác định giá trị của tài sản bàn giao; thành phần Hội dồng xác định giá trị tài sản gồm có: đại diện của cơ quan có tài sản bàn giao, đại diện cơ quan tiếp nhận tài sản và đại diện của cơ quan Tài chính cùng cấp.
Trong trường hợp cần thiết Hội đồng xác định giá trị tài sản bàn giao được quyền mời cơ quan giám định kỹ thuật của Nhà nước để xác định chất lượng của tài sản bàn giao. Kinh phí thuê cơ quan xác định chất lượng tài sản bàn giao do cơ quan nhận tài sản chi trả và được tính vào giá trị tài sản mới tăng thêm.
Căn cứ chất lượng của từng tài sản bàn giao, Hội đồng xác định giá trị tài sản bàn giao lập biên bản định giá tài sản để ghi vào biên bản bàn giao giá trị theo sổ kế toán, giá trị thực tế đánh giá lại (cả giá trị tài sản, nguồn vốn hình thành) của tài sản bàn giao.
Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản bàn giao thiết bị sửa chữa”. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn. Tìm luật luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc liên quan đến pháp luật một cách nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Khi nào sử dụng Biên bản bàn giao?
Một số trường hợp phổ biến thường lập biên bản bàn giao:
Biên bản bàn giao công việc: Nghỉ việc, nghỉ thai sản, chuyển sang làm ở bộ phận khác,…
Nội dung của loại biên bản bàn giao này thường ghi nhận cá nhân giao lại các tài sản, thiết bị, tài khoản,… đã được công ty cấp.
Biên bản bàn giao hàng hóa, tài sản: Văn bản thể hiện việc giao nhận hàng hóa đã xảy ra trên thực tế. Bên bán đã giao hàng và bên mua đã nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.
Nội dung có thể ghi nhận thông tin: Bên bán đã tiến hành giao đủ số lượng sản phẩm, hàng hóa; Bên mua đã kiểm tra, xác nhận; Biên bản giao nhận hàng hóa có thông tin của các bên tham gia, cũng như thông tin về sản phẩm, hàng hóa.
Biên nhận tiền: Khi chuyển giao một khoản tiền lớn, giữa 2 bên thường lập thành biên nhận tiền (số lượng, thời gian, địa điểm,…).
Biên nhận tiền được soạn thảo trong các công việc giao dịch dân sự, mua bán và chuyển nhượng tài sản.
Mục đích của biên nhận tiền là để xác nhận việc giao tiền và nhận tiền đã hoàn thành, có ký xác minh của cả 2 bên.
Cho vay, mượn tiền là vấn đề nhạy cảm, nhất là với số tiền lớn, nên cần có giấy biên nhận để đảm bảo cho cả đôi bên.
Nghỉ việc có bắt buộc phải bàn giao công việc hay không?
Theo quy định khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
….
Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Ngoài ra căn cứ tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động:
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Thông qua các quy định trên, pháp luật lao động hiện nay không có quy định về việc bắt buộc phải bàn giao công việc khi nghỉ việc đối với người lao động.
Bên cạnh đó, trường hợp trong hợp đồng lao động hay nội quy lao động không có thỏa thuận phải bàn giao công việc khi chấm dứt hợp đồng thì người lao động không bắt buộc phải thực hiện bàn giao.