Mẫu đơn tìm người thân mất tích mới nhất năm 2024

252
Mẫu đơn tìm người thân mất tích

Khi người thân mất tích, việc tìm kiếm thông tin và hỗ trợ từ cơ quan chức năng trở nên rất cần thiết. Mẫu đơn tìm người thân mất tích được sử dụng như một công cụ để báo cáo và yêu cầu sự can thiệp từ cảnh sát hoặc các cơ quan chức năng. Vậy “Mẫu đơn tìm người thân mất tích mới nhất năm 2024″ có nội dung như thế nào?

Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Mẫu đơn tìm người thân mất tích

Tải xuống mẫu đơn tìm người thân mất tích

Hướng dẫn viết mẫu đơn tìm người thân mất tích

Việc mất tích của người thân gây lo lắng và bất an cho gia đình. Trong tình huống này, việc tìm kiếm và yêu cầu sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng là điều cần thiết. Trong mẫu đơn này, việc cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về người mất tích là rất quan trọng, bao gồm họ tên, ngày sinh, địa chỉ cũng như mô tả ngoại hình, quần áo khi mất tích và bất kỳ thông tin đặc biệt nào có thể hữu ích trong quá trình tìm kiếm.

Bên cạnh đó, việc nêu rõ lý do cần sự can thiệp của cơ quan chức năng, cũng như cung cấp thông tin liên lạc của người viết đơn là các yếu tố cần được chú ý để hỗ trợ cho quá trình tìm kiếm người mất tích. Thông tin trong mẫu đơn tìm người thân mất tích bao gồm:

Mục “kính gửi”: Do đơn này được gửi đến cơ quan công an nên căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2021, cơ quan công an cấp xã (xã, phường, thị trấn) là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận các đơn tố giác, tin báo về tội phạm.

Đồng thời, cơ quan công an cấp xã là cơ quan đảm bảo tình hình an ninh, trật tụ, đảm bảo tính mạng, tài sản của cá nhân, tổ chức, cơ quan trên địa bàn (Điều 6 Thông tư 12/2010/TT-BCA).

Do đó, mục kính gửi, người dân khi làm đơn trình báo công an tìm người mất tích thì ghi “kính gửi cơ quan công an cấp xã + tên cấp xã nơi mình cư trú”.

Mục “thông tin về người làm đơn”: Tại mục này, người làm đơn cần trình bày đầy đủ các thông tin cơ bản của cá nhân gồm: Họ và tên, năm sinh, số giấy tờ nhân thân gồm Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dùng cùng cơ quan cấp và ngày cấp giấy tờ đó; địa chỉ thường trú của người làm đơn cùng số điện thoại liên hệ.

Bên cạnh đó, trong đơn cũng cần nêu rõ mối quan hệ giữa người làm đơn với người bị nghi là mất tích – người không xác định được thông tin cư trú hiện tại.

Mục “thông tin của người bị báo mất tích”: Tương tự như thông tin của người làm đơn, người bị thông báo tìm kiếm vì nghi mất tích cũng được thể hiện đầy đủ các thông tin cơ bản của cá nhân gồm: Họ và tên, năm sinh, số giấy tờ nhân thân cùng ngày cấp và cơ quan cấp; nơi đăng ký thường trú của người này.

Mục “trình bày sự việc”: Sau khi trình bày đầy đủ thông tin cá nhân của người làm đơn và người bị báo mất tích, trong mẫu đơn trình báo Công an tìm người mất tích cần phải trình bày cụ thể vụ việc.

Trong đó gồm:

– Lý do dẫn đến việc làm đơn: Do nghi ngờ ông/bà… mất tích; trong thời gian bao lâu không nhận được tin tức xác thực về người bị nghi ngờ là mất tích… Ngoài ra, để thuận tiện cho công việc tìm kiếm, người làm đơn có thể trình bày cụ thể các đặc điểm nhận dạng đặc biệt của người bị nghi ngờ mất tích và ảnh mới nhất của người này (nếu có).

– Thời gian mất liên lạc của người làm đơn với người bị nghi ngờ là mất tích.

Mục “cam kết”: Sau khi trình bày đầy đủ lý do dẫn đến việc làm đơn trình báo công an tìm người mất tích, người làm đơn phải cam kết về những điều bản thân trình bày ở trên là đúng sự thật.

Cuối đơn, người làm đơn phải ký, ghi rõ họ tên của mình và nộp kèm các loại hồ sơ, giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ nhân thân của người làm đơn, người bị nghi ngờ mất tích (nếu có): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng.

– Tài liệu chứng minh người làm đơn có quyền yêu cầu tức là giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người làm đơn và người bị nghi ngờ là mất tích: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…

– Ảnh của người bị nghi ngờ mất tích (nếu có)

Mẫu đơn tìm người thân mất tích

Thời gian báo công an khi người thân mất tích

Khi người thân mất liên lạc mà không rõ lý do, có thể do bị bắt cóc hoặc đi ra khỏi nhà một cách bất thường, nhiều người thường tìm đến cơ quan công an ngay lập tức để báo cáo. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chỉ nên báo công an sau khi đã mất tích 24 giờ. Tuy vậy, hiện nay, trong các quy định pháp luật, không có quy định cụ thể về thời gian mất tích mà cần báo công an.

Vì vậy, việc chỉ được báo sau 24 giờ là không chính xác. Mặc dù không có hướng dẫn rõ ràng về thời gian cần báo công an khi mất tích, tuy nhiên, nếu nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm hoặc nguy cơ nghiêm trọng, việc báo cáo ngay lập tức sẽ giúp cơ quan chức năng can thiệp kịp thời và nhanh chóng trong quá trình điều tra và tìm kiếm.

Đồng thời, Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 nêu rõ, mọi tố giác, tin báo về tội phạm đều phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời và các cơ quan có thẩm quyền cũng không được từ chối. Do vậy, dù không có quy định nhưng nếu người thân mất tích và nhận ra có dấu hiệu tội phạm thì có thể báo ngay cho công an.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền là công an cấp xã.

Căn cứ theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu đơn tìm người thân mất tích mới nhất năm 2024” đã được Tìm Luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với các chuyên viên tay nghề, kinh nghiệm cao, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan hoặc các thông tin pháp lý khác một cách chuẩn xác. Chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí. Vui lòng vào trang Tìm Luật để biết thêm các thông tin chi tiết. 

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện một người bị tuyên bố là mất tích là gì?

Mất tích là một cá nhân hiện không rõ tung tích là còn sống hay đã chết. Pháp luật quy định một người chỉ bị coi là mất tích khi có tuyên bố của Tòa án có hiệu lực pháp luật như sau:
Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, một người bị Tòa án tuyên bố mất tích khi có các điều kiện sau:
– Biệt tích 02 năm liền trở lên;
– Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết;
– Khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
(Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.)
Đồng thời, yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích cũng thuộc nhóm các yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Qua đó, trong trường hợp một người không có dấu hiệu phạm tội, không thông qua việc trình báo công an thì người có quyền, lợi ích liên quan có thể nhờ Tòa án tuyên bố người đó mất tích sau 02 năm liền và không thể liên lạc bằng tất cả biện pháp. 

Đơn trình báo người mất tích là gì?

Đơn trình báo người mất tích là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để thông báo cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền biết về việc một cá nhân khác đã mất tích trong một thời gian nhất định

5/5 - (1 bình chọn)