Mẫu đơn xin cải tạo tại địa phương khi sửa nhà 2023

114
Mẫu đơn xin cải tạo tại địa phương khi sửa nhà 2023

Thông thường khi sửa nhà thì người dân không cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên nếu cải tạo nhà trong một số trường hợp sẽ cần phải xin phép. Để xin phép về việc cải tạo nhà ở, người dân cần viết đơn xin cải tạo nhà ở gửi cho cơ quan có thẩm quyền tại đại phương. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin cải tạo tại địa phương khi sửa nhà đầy đủ, chi tiết. Hãy tải xuống mẫu đơn xin cải tạo tại địa phương khi sửa nhà dưới bài viết này của Tìm luật nhé.

Khi nào phải xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình?

Khi sửa chữa nhà ở thông thường, người dân sẽ không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, có nhiều việc sửa chữa, cải tạo nhà ở làm thay đổi kết cấu và an toàn của công trình cũng như khác với quy hoạch của phương. Do đó, một số trường hợp sửa chưa, cải tạo nhà phải xin phép. Vậy, khi nào phải xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình? Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.

Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Theo đó, việc sửa chữa nhà được miễn giấy phép xây dựng nếu việc sửa chữa bên trong nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, môi trường, an toàn công trình hoặc nếu việc sửa chữa làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Do đó, nếu chỉ sửa chữa nhỏ, thay đổi nội thất trong nhà thì chủ nhà không cần phải xin giấy phép. Tuy nhiên, nếu muốn sửa chữa, cải tạo lại toàn bộ từ ngôi nhà đến mái nhà… thì sẽ không được miễn giấy phép xây dựng vì việc sửa chữa làm thay đổi kết cấu của ngôi nhà.

Như vậy, phải xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình nếu thuộc những trường hợp sau:

+ Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Nội dung sửa chữa, cải tạo làm thay đổi công năng sử dụng, làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

Khi nào phải xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình?

Hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình

Nếu việc sửa chữa, cải tạo công trình thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép giấy dựng từ cơ quan có thẩm quyền thì chủ nhà cần chuẩn bị đầu đủ hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình. Dưới đây là các giấy tờ cần thiết trọng bộ hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, bạn có thể tham khảo.

Căn cứ Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình như sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.

– Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.

– Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

– Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định này.

– Đối với các công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Như vậy, hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình gồm các giấy tờ nêu trên.

Mẫu đơn xin cải tạo tại địa phương khi sửa nhà 2023

Nội dung cần có trong đơn xin cải tạo nhà ở

Để cơ quan có thẩm quyền nắm được thông tin cũng như yêu cầu của mình thì chủ nhà cần viết đơn xin cải tạo nhà ở một cách đầy đủ, rõ ràng và trung thực. Trong đơn xin cải tạo nhà ở cần có một số nội dung quan trong không thể thiếu. Dưới đây là nội dung cần có trong đơn xin cải tạo nhà ở, bạn có thể tham khảo.

Mẫu đơn xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở thường có các nội dung chính sau đây:

– Ghi rõ ràng, chính xác cơ quan nhận đơn, nơi có thẩm quyền giải quyết.

– Ghi rõ thông tin chủ hộ bao gồm: tên chủ hộ, địa chỉ liên hệ, số điện thoại.

– Thông tin nhà ở cần sửa chữa, cải tạo cần có:

+ Địa Điểm xây dựng

+ Lô đất số

+ Diện tích

– Nội dung đề nghị cấp phép cải tạo, sửa chữa:

+ Loại công trình

+ Diện tích xây dựng

+ Tổng diện tích sàn

+ Chiều cao công trình

– Giấy tờ kèm theo đơn xin sửa chữa nhà ở:

+ Bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo;

+ Bản sao được công chứng hoặc chứng thực của 01 trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc về quyền quản lý, sử dụng nhà ở như Sổ đỏ…

Mẫu đơn xin cải tạo tại địa phương khi sửa nhà

Mời bạn xem thêm: mẫu sơ yếu lý lịch 2023 hoặc các thông tin pháp lý khác tại website.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin cải tạo tại địa phương khi sửa nhà 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 42 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng như sau:
– Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng được gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến theo quy định.
– Các văn bản, giấy tờ, bản vẽ thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử.
– Bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng theo Điều 33 Nghị định này.
– Khi nộp hồ sơ dưới dạng bản sao điện tử, chủ đầu tư chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng.

Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 45 Luật Xây dựng 2014 quy định về nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng như sau:
– Việc quản lý đầu tư xây dựng phải căn cứ vào quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Việc đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Theo đó, nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng tuân thủ quy định nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)