Mẫu đơn xin hỗ trợ gia đình khó khăn mới nhất năm 2023

118
mẫu đơn xin hỗ trợ gia đình khó khăn

Gia đình có thể đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, từ tài chính, sức khỏe đến học tập và công việc. Trong những tình huống như vậy, việc xin hỗ trợ qua là cách để họ có thể nhận được sự giúp đỡ cần thiết từ các tổ chức từ thiện, cơ quan chính quyền hoặc các cá nhân hảo tâm.

Mẫu đơn xin hỗ trợ gia đình khó khăn mới nhất năm 2023” giúp người viết đơn trình bày rõ ràng về hoàn cảnh gia đình và cung cấp thông tin cụ thể về các vấn đề mà họ đang đối mặt. Trong bài viết này, hãy cùng Tìm luật tìm hiểu Mẫu đơn xin hỗ trợ gia đình khó khăn và những điều cần lưu ý khi viết mẫu đơn này.

Mẫu đơn xin hỗ trợ gia đình khó khăn mới nhất năm 2023

Tải xuống Mẫu đơn xin hỗ trợ gia đình khó khăn

Nội dung Mẫu đơn xin hỗ trợ gia đình khó khăn

Pháp luật hiện nay chưa quy định cụ thể Mẫu giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn cho gia đình hoặc cá nhân. Vì vậy, nếu cần xác nhận hoàn cảnh khó khăn để được hỗ trợ, giảm học phí hoặc chi phí y tế trong quá trình điều trị, cần viết đơn xin xác nhận. Nội dung Mẫu đơn xin hỗ trợ gia đình khó khăn bao gồm những thông tin sau:

Thông tin về gia đình gặp khó khăn: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán và địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú hiện nay của các thành viên trong gia đình.

lý do viết đơn: trình bày một cách cụ thể hoàn cảnh khó khăn của gia đình, bao gồm tình hình công việc và thu nhập của gia đình.

Những khó khăn gia đình đang phải đối : Ví dụ, chồng bị tai nạn giao thông nặng và hiện đang điều trị tại bệnh viện, hoặc vợ mất khả năng lao động do tật nguyền. Ngoài ra, có thể đề cập đến tình hình học tập của các con cái.

Lý do xin xác nhận để làm gì: Vay vốn cho con em học tập; Xin giảm tiền viện phí khi đi chữa bệnh; Xin giảm tiền học phí cho con em khi đang đi học; Xin sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân; Vay vốn để sản xuất, kinh doanh, vay vốn ngân hàng; Học sinh, sinh viên xin học bổng…

Mục đích của đơn xin xác nhận là để giúp cho các cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức hiểu rõ về tình hình của gia đình hoặc cá nhân đang gặp khó khăn và xem xét xem liệu họ đủ điều kiện để nhận được hỗ trợ phù hợp.

Quy định về hỗ trợ gia đình khó khăn

Các đối tượng được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng với mức tương đương với mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng. Họ cũng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Đặc biệt, những đối tượng được quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, như học sinh, sinh viên giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học, sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, cụ thể như sau:

“Điều 5. Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

b) Mồ côi cả cha và mẹ;

c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.

4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.”

Các đối tượng trên được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội (360.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2021) nhân với hệ số tương ứng. Ngoài ra, các đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP học giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin hỗ trợ gia đình khó khăn mới nhất năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin pháp lý, các mẫu đơn chuẩn pháp luật như mẫu hợp đồng thuê nhà trọ…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. 

Câu hỏi thường gặp

Vì sao cần phải làm đơn xin hỗ trợ gia đình khó khăn?

Những ưu tiên và hỗ trợ của Nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân từ thiện trong và ngoài nước là rất lớn. Do đó, phần lớn người dân thường có nhu cầu được hưởng những hỗ trợ này. Nếu không có những giấy tờ phù hợp xác nhận họ đủ điều kiện là gia đình khó khăn được hưởng hỗ trợ thì sẽ gây nên sự bất hợp lý, bất công bằng, nhiều người sẽ lợi dụng những kẽ hở để được hưởng. Vì vậy, những gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hay vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo phải làm đơn xin xác nhận gia đình khó khăn để được nhà nước công nhận, cấp những giấy tờ chứng nhận nên trong mọi hoạt động xin hỗ trợ rất dễ dàng. Đồng thời việc làm giấy xin xác nhận để ngăn ngừa tình trạng thiếu sót hoặc đối tượng được hỗ trợ không đáp ứng điều kiện.

Đơn xin xác nhận gia đình khó khăn dùng để làm gì?

Nhà nước cũng như các cá nhân, tổ chức thiện nguyện cả trong và ngoài nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để được hưởng các chính sách này, người dân cần làm hồ sơ để được nhận hỗ trợ, trong đó yêu cầu phải có Giấy xác nhận gia đình có hoàn cảnh khó khăn của cơ quan có thẩm quyền. Việc yêu cầu loại giấy tờ này nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng các chính sách hỗ trợ để trục lợi.

5/5 - (1 bình chọn)