Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho viên chức mới nhất năm 2023

252

Chế độ thai sản là một quyền lợi bắt buộc mà tất cả người tham gia bảo hiểm xã hội đều được hưởng (bao gồm cả nam và nữ) trong suốt giai đoạn mang thai. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản là công cụ quan trọng giúp viên chức thể hiện yêu cầu của mình và thông báo về việc nghỉ thai sản tới cơ quan quản lý. Điều này đồng nghĩa với việc cần phải điền đầy đủ thông tin và tuân theo các quy định về thời gian nghỉ, chế độ hưởng lương, và các điều khoản khác liên quan đến thai sản.

Vậy “Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho viên chức mới nhất” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho viên chức mới nhất năm 2023

Download Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho viên chức mới nhất

Hướng dẫn viết Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho viên chức mới nhất

Hiện nay, vẫn chưa có mẫu đơn cụ thể được quy định trong các văn bản pháp luật đối với viên chức. Thay vào đó, đây là một đơn xin nghỉ mà viên chức tự soạn để gửi lên cấp quản lý của mình để xem xét việc nghỉ thai sản. Sau đó, bộ phận quản lý bảo hiểm xã hội tại cơ quan sẽ tạo hồ sơ và gửi đến cơ quan bảo hiểm để giải quyết. Như vậy, để soạn thảo Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho viên chức cần có đầy đủ những nội dung sau:

– Tên đơn: ĐƠN XIN NGHỈ THAI SẢN

– Phần kính gửi: (đơn vị, cơ quan,…..)

– Thông tin của công chức: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi công tác

– Nội dung viết đơn và yêu cầu

– Thời gian xin nghỉ cụ thể

– Lời cam đoan

– Ý kiến của đơn vị có ký họ và tên đóng dấu

– Ký và ghi rõ họ tên viên chức.

Điều kiện để viên chức được hưởng chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản không chỉ đảm bảo quyền lợi của người lao động mà còn thể hiện sự quan tâm của xã hội và Nhà nước đối với mọi viên chức. Pháp luật quy định những điều kiện mà một viên chức cần phải đáp ứng để có thể được hưởng các chế độ thai sản như sau:

Căn cứ theo điều 31 Luật bảo hiểm xã hội quy định điều kiện viên chức được hưởng chế độ thai sản, cụ thể:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Đối với viên chức, các quy định liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo Hiểm Xã Hội năm 2014. Cụ thể, để được hưởng chế độ thai sản, viên chức cần phải đã đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi họ sinh con. Nếu viên chức mang thai và phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, phải đã đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 3 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con. Các quy định này giúp bảo vệ quyền lợi của viên chức và đảm bảo rằng họ có đủ chế độ thai sản khi cần thiết.

Mức hưởng khi viên chức được hưởng chế độ thai sản.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng chế độ thai sản, sẽ được nghỉ 6 tháng và nhận 100% mức lương trong khoảng thời gian này. Số tiền lương được tính dựa trên thu nhập trong 6 tháng liền kề trước khi nghỉ thai sản.

Căn cứ theo Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng khi viên chức được hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”

Ngoài ra, người lao động còn được trợ cấp một lần khi sinh con. Căn cứ theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Vấn đề Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho viên chức mới nhất 2023 đã được Tìm luật cung cấp qua thông tin bài viết trên. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như là điều kiện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự… Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Mẫu đơn xin nghỉ việc sau thai sản mới năm 2023

Quy định mức trợ cấp thai sản 1 lần cho nam theo QĐ 2023

Câu hỏi thường gặp

Khi nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế thì mức đóng thế nào?

Căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2014 quy định:
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;”
Vậy mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của bạn khi nghỉ thai sản. Khoản đóng này bạn và doanh nghiệp bên bạn không phải đóng mà do cơ quan bảo hiểm xã có trách nhiệm đóng cho bạn.

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

– Người làm việc (NLĐ) theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

5/5 - (1 bình chọn)