Mẫu đơn xin xác nhận gia đình liệt sỹ mới nhất

305
mẫu đơn xin xác nhận gia đình liệt sỹ

Mẫu đơn xin xác nhận gia đình liệt sỹ là một tài liệu quan trọng giúp thân nhân của liệt sỹ xác minh và chứng minh quan hệ gia đình để được hưởng các chính sách xã hội và hỗ trợ tài chính từ Nhà nước.

Vậy “Mẫu đơn xin xác nhận gia đình liệt sỹ mới nhất ” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Mẫu đơn xin xác nhận gia đình liệt sỹ mới nhất

Tải xuống Mẫu đơn xin xác nhận gia đình liệt sỹ mới nhất

Nội dung Mẫu đơn xin xác nhận gia đình liệt sỹ

Mẫu đơn xin xác nhận gia đình liệt sỹ chứa đựng nhiều thông tin quan trọng liên quan đến gia đình của liệt sỹ, cũng như việc xác minh và chứng thực thông tin này để đảm bảo họ được hưởng các quyền lợi và ưu đãi xứng đáng. Mẫu đơn xin xác nhận gia đình liệt sỹ bao gồm những nội dung như sau:

– Quốc hiệu và tiêu ngữ chuẩn văn bản hành chính;

– Tiêu đề đơn;

– Thông tin kính gửi: Gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tỉnh/Thành phố, Phòng LĐTB & XH Quận/Huyện nơi cư trú;

– Thông tin người làm đơn: Họ tên, địa chỉ chỗ ở;

– Thông tin liệt kê thân nhân của liệt sỹ: Bố, Mẹ, vợ/chồng, con (họ tên và ngày tháng năm sinh);

– Thông tin về liệt sỹ: Họ tên, nguyên quán, ngày tháng năm hy sinh, số bằng tổ quốc ghi công đã được cấp, số quyết định cấp bằng và ngày tháng năm cấp;

– Nêu rõ lý do làm đơn;

– Lời cam đoan về nội dung khai trong đơn;

– Lời đề nghị cơ quan nhà nước xem xét cấp (cấp lại) Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ;

– Ngày tháng năm làm đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên;

Thân nhân liệt sỹ gồm những ai?

Liệt sỹ là những cá nhân đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, hoặc vì lợi ích của Nhà nước, và đã được Nhà nước trao tặng Bằng Tổ quốc ghi công để tôn vinh sự hy sinh của họ. Chính vì lý do này, để ghi nhớ và tôn vinh những anh hùng liệt sỹ, Nhà nước đã thiết lập nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt cho thân nhân của họ.

Thông tin về thân nhân của liệt sỹ và quyền ưu đãi của họ được quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh về liệt sỹ. Các đối tượng được cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ bao gồm: cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con, và những người đã có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi họ còn nhỏ. Các chế độ ưu đãi cho những đối tượng này có thể bao gồm:

– Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;

– Trợ cấp tiền tuất hàng tháng;

– Trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

– Bảo hiểm y tế;

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

– Hỗ trợ người thân của liệt sỹ có khó khăn về nhà ở;

– Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, hỗ trợ theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học…

Chế độ ưu đãi dành cho gia đình liệt sĩ

Chế độ ưu đãi dành cho gia đình liệt sĩ là một phần quan trọng của hệ thống chính sách xã hội tôn vinh và ghi công đến những người đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng và bảo vệ tổ quốc. Gia đình của những anh hùng liệt sĩ, những người đã đánh đổi bằng máu và tinh thần để bảo vệ đất nước, đóng góp quan trọng cho xây dựng và phát triển đất nước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quyền và lợi ích mà chế độ ưu đãi dành cho gia đình liệt sĩ như sau:

– Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.

– Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.

– Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:

Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi; hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng; người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ; thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;

Vợ hoặc chồng liệt sĩ.

– Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sĩ quy định mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có hai con liệt sĩ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.

– Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ.

– Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh.

– Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh đối với thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

Vấn đề “Mẫu đơn xin xác nhận gia đình liệt sỹ mới nhất ” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí cấp lại giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ?

Những đối tượng quy định tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP; sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ sẽ được cấp lại.
Lệ phí: Không đồng.

Mẫu đơn xin xác nhận gia đình liệt sỹ dùng làm gì?

Mẫu đơn xin xác nhận gia đình liệt sỹ được dùng làm văn bản hành chính quan trọng để thân nhân liệt sỹ làm hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và xét duyệt. Theo đó, thân nhân của liệt sỹ hiện tại được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:
Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử, tiền tuất hàng tháng, tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng (nếu có);
Bảo hiểm y tế;
Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
Hỗ trợ thân nhân liệt sỹ có khó khăn về nhà ở;
Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, hỗ trợ theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học…

  • Xác nhận của UBND Phường/Xã nơi cư trú, Phòng LĐTB & XH.
5/5 - (1 bình chọn)