Mẫu giấy ủy quyền cấp trưởng cho cấp phó mới nhất năm 2023

683
Mẫu giấy ủy quyền cấp trưởng cho cấp phó

Mẫu giấy ủy quyền được sử dụng khi cấp trưởng của một tổ chức hoặc công ty cần ủy quyền một số quyền và trách nhiệm cho cấp phó trong trường hợp cấp trưởng không có mặt hoặc cần sự hỗ trợ của cấp phó. Điều này đặc biệt quan trọng trong tình huống cấp trưởng cần thực hiện các quyết định quan trọng mà cấp phó có khả năng và kiến thức để thực hiện. Trong bài viết này, Tìm luật sẽ hướng dẫn cách viết “Mẫu giấy ủy quyền cấp trưởng cho cấp phó” một cách chính xác và hợp pháp.

Mẫu giấy ủy quyền cấp trưởng cho cấp phó mới nhất năm 2023

Tải xuống Mẫu giấy ủy quyền cấp trưởng cho cấp phó

Hướng dẫn viết Mẫu giấy ủy quyền cấp trưởng cho cấp phó

Mẫu giấy ủy quyền cấp trưởng cho cấp phó thường được sử dụng khi cấp trưởng không thể thực hiện các nhiệm vụ mà mình chịu trách nhiệm và cần phải ủy quyền cho cấp phó hoặc người khác trong tổ chức. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt, bận rộn với công việc khác, hoặc cần sự hỗ trợ từ cấp phó để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể.

Việc viết một mẫu giấy ủy quyền phải tuân theo quy định của pháp luật và quy chế làm việc của tổ chức, đồng thời phải đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả của quyết định ủy quyền. Nội dung của Mẫu giấy ủy quyền cấp trưởng cho cấp phó bao gồm những thông tin cơ bản sau:

(1) Dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, bao gồm:

– Các cơ quan của Bộ đội biên phòng;

– Các cơ quan của Hải quan;

– Các cơ quan của Kiểm lâm;

– Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;

– Các cơ quan của Kiểm ngư;

– Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

(2) Chức danh tư pháp của người ký ban hành văn bản;

(3) Căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 39 hoặc Điều 40 BLTTHS.

Trong trường hợp nào cấp phó được ký thay cấp trưởng?

Cấp phó được ký thay cấp trưởng trong một số trường hợp cụ thể được quy định trong quy chế làm việc và văn bản hướng dẫn của tổ chức hoặc cơ quan nhà nước. Theo quy định, cấp phó chỉ có thể thực hiện ký tên thay mặt cho cấp trưởng khi nhận được phân công theo quy chế làm việc hoặc ủy quyền cụ thể trong văn bản đối với các lĩnh vực chưa được phân công.

Theo Khoản 6 Điều 29 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện như sau:

“Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

6. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;”

Thêm vào đó, theo Điều 122 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định về phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:

“Điều 122. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân.

2. Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.

3. Ký quyết định, chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy nhiệm.”

Cấp trưởng có được ủy quyền cho cấp phó xử phạt hành chính trong thời gian vắng mặt hay không?

Theo quy định hiện hành, đối với việc thi hành quyết định cưỡng chế, cấp trưởng chỉ được ủy quyền cho cấp phó khi cấp trưởng vắng mặt. Nếu cấp trưởng vẫn có mặt, việc ủy quyền cho cấp phó là không hợp pháp và không tuân theo quy định của pháp luật. Do đó, trong quá trình làm việc của cấp trưởng, việc ủy quyền cho cấp phó không được thực hiện.

Theo Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

“Điều 54. Giao quyền xử phạt

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 50 và Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác.”

Như vậy, theo quy định trên thì cấp trưởng có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính cho cấp phó của mình.

Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thẩm quyền quyết định cưỡng chế như sau:

“Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế

2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác.”

Vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền cấp trưởng cho cấp phó mới nhất năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu đơn thuận tình ly hôn vắng mặt.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Ủy quyền là gì?

Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).

Giấy ủy quyền có thời hạn bao lâu?

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền, mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.
Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:
– Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;
– Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;
– Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

5/5 - (1 bình chọn)