Mẫu giấy ủy quyền ký thay cá nhân mới nhất năm 2023

1030

Việc ủy quyền ký thay cá nhân là một thủ tục pháp lý quan trọng trong nhiều tình huống, từ ký kết hợp đồng đến quản lý tài sản. Mẫu giấy ủy quyền ký thay cá nhân phải được thực hiện một cách hợp pháp và hiệu quả để đảm bảo rằng quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên được xác định rõ ràng và tuân thủ pháp luật.

Trong bài viết này, hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về “Mẫu giấy ủy quyền ký thay cá nhân mới nhất năm 2023“, cùng với những quy định và yêu cầu pháp lý liên quan đến việc sử dụng mẫu này. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Download Mẫu giấy ủy quyền ký thay cá nhân mới nhất

Khái niệm về Giấy ủy quyền cá nhân

Giấy ủy quyền là hình thức để người ủy quyền bổ nhiệm một người khác đại diện cho mình và thực hiện một số công việc hoặc quyết định trong phạm vi quyền hạn được ủy quyền. Mẫu Giấy ủy quyền ký thay cá nhân là một văn bản phổ biến và thường được sử dụng khi một cá nhân muốn ủy quyền cho một cá nhân khác để đại diện và thực hiện một số công việc hoặc quyết định cụ thể.

Khác với hợp đồng ủy quyền, Giấy ủy quyền không yêu cầu sự tham gia của người được ủy quyền. Việc lập Giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có sự bắt buộc đối với bên nhận ủy quyền để thực hiện các công việc được ghi trong giấy.

Download Mẫu giấy ủy quyền ký thay cá nhân mới nhất

Hướng dẫn soạn Mẫu giấy ủy quyền ký thay cá nhân

Khi điền Mẫu Giấy ủy quyền ký thay cá nhân, cần phải chú ý những thông tin sau đây:

– Các bên trong giấy ủy quyền: Bởi tính chất của giấy ủy quyền là những sự việc đơn giản nên bên ủy quyền có thể là cá nhân, hai vợ chồng hoặc cấp trên ….

Do đó, giấy ủy quyền cần có đầy đủ chữ ký và thông tin về nhân thân như: Họ và tên, năm sinh, CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (có thông tin về số, ngày cấp, cơ quan cấp), địa chỉ hộ khẩu, địa chỉ liên lạc, số điện thoại …

– Căn cứ ủy quyền: Trong Giấy ủy quyền có thể có căn cứ có thể không. Nếu có căn cứ thì thường sẽ là các giấy tờ liên quan đến nội dung công việc ủy quyền:

+ Nếu ủy quyền làm sổ đỏ thì cần có căn cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Nếu ủy quyền tham gia phiên tòa thì cần có Giấy triệu tập của Tòa án…

– Phạm vi ủy quyền: Phần này thể hiện cụ thể các công việc cần ủy quyền. Có thể là ủy quyền lấy bằng tốt nghiệp đại học, ủy quyền nộp thuế thu nhập cá nhân, … Khi được ủy quyền thì người nhận ủy quyền sẽ được nhân danh, đại diện lập, ký tên vào tất cả các loại giấy tờ liên quan, nộp các loại thuế, phí liên quan công việc ủy quyền…

– Thời hạn ủy quyền: Có thể nêu rõ thời gian ủy quyền là số ngày tháng cụ thể, có thể ghi đến khi hoàn thành xong công việc…

Trường hợp nào được ủy quyền lại?

Để thực hiện việc ủy quyền lại một cách đúng đắn và hợp pháp, cần phải xác định rõ các trường hợp cụ thể đã được quy định bởi pháp luật.

Theo Điều 564 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ủy quyền lại như sau:

“Điều 564. Ủy quyền lại

1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.”

Như vậy, bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác nếu:

– Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

– Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

Bên được ủy quyền có những nghĩa vụ gì?

Bên được ủy quyền đóng vai trò quan trọng và có những nghĩa vụ cụ thể khi được giao trách nhiệm hoặc quyền hạn từ bên ủy quyền. Mọi thỏa thuận ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền thường xác định rõ những nghĩa vụ mà bên được ủy quyền phải tuân thủ.

Theo Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, cụ thể như sau:

“Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền

1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.”

Vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền ký thay cá nhân mới nhất năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd … hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp không được ủy quyền

Pháp luật hiện nay quy định một số trường hợp không được ủy quyền mà bắt buộc chính cá nhân, tổ chức đó phải tự mình thực hiện. Cụ thể là:
– Đăng ký kết hôn, ly hôn
– Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng
– Lập di chúc của mình
– Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Ý nghĩa, giá trị pháp lý của Giấy ủy quyền

Một trong những quan hệ ủy quyền phổ biến nhất là quan hệ ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì hoạt động ủy quyền cá nhân được thực hiện dưới các dạng chủ yếu sau:
+ Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú(Điều 65, Bộ luật dân sự năm 2015);
+ Ủy quyền giữa các cá nhân trong nội bộ pháp nhân, công ty hoặc doanh nghiệp (Điều 83, 85 Bộ luật dân sự năm 2015 về cơ cấu tổ chức pháp nhân và đại diện của pháp nhân).
+ Chủ thể của các giao dịch dân sự là hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác… có thể ủy quyền cho một cá nhân để đại điện thực hiện các giao dịch dân sự cho mình (Điều 101, Bộ luật dân sự năm 2015);

5/5 - (1 bình chọn)