Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền lương mới nhất năm 2023

321
giấy ủy quyền nhận tiền lương

Tiền lương đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người lao động, đảm bảo chi phí sinh hoạt và tiêu dùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể gặp khó khăn và không thể trực tiếp nhận tiền lương. Vậy “Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền lương mới nhất năm 2023” như thế nào? Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu dưới bài viết sau đây.

Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền lương mới nhất năm 2023

Tải xuống Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền lương

Cách viết giấy ủy quyền nhận tiền lương

Việc viết giấy ủy quyền nhận tiền lương là một quy trình quan trọng để đảm bảo người ủy quyền hoặc người được ủy quyền có thể nhận tiền lương của mình một cách thuận tiện và hợp pháp. Trong nhiều trường hợp, việc này có thể cần thiết khi người nhận lương không thể trực tiếp nhận tiền lương hoặc khi muốn ủy quyền cho người khác trong trường hợp không thể nhận. Để đảm bảo giấy ủy quyền có hiệu lực pháp luật, người viết giấy ủy quyền cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nội dung và hình thức như sau:

– Về nội dung

+ Nội dung trong giấy ủy quyền phải đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết thỏa luận được quy định trong Bộ luật dân sự 2015

+ Nội dung ghi nhận trong giấy ủy quyền tuyệt đối không được xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, không vi phạm lợi ích cộng dồng hay lợi ích hợp pháp của người khác.

+ Nội dung ủy quyền phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.

+ Giấy ủy quyền phải có nội dung về cam kết về trách nhiệm và chịu trách nhiệm nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ được ủy quyền.

– Về hình thức:

Hình thức của giấy ủy quyền nhận tiền lương hưu phải đảm bảo tuân thủ theo theo thể thức của văn bản hành chính theo quy định của pháp luật.

Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền lương

Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền lương là một văn bản được tạo ra để thực hiện việc ủy quyền từ người lao động cho một người khác, nhằm mục đích để thay mặt người lao động nhận tiền lương. Mẫu giấy này sẽ bao gồm các thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền. Nó được sử dụng khi người được ủy quyền, vì một lý do nào đó, không thể trực tiếp đến nhận tiền lương và muốn ủy quyền một người khác để thực hiện việc này.

Điều kiện ủy quyền nhận lương

Khi người lao động không thể trực tiếp nhận lương do một số lý do khách quan, việc ủy quyền trở thành tùy chọn hợp pháp. Tuy nhiên, để thực hiện việc này cần tuân thủ một số điều kiện và quy định pháp luật. Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về các điều kiện cần thiết để thực hiện việc ủy quyền nhận lương trong bài viết dưới đây.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

“Điều 94. Nguyên tắc trả lương

1.Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2.Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.”

Khi nào được ủy quyền cho người khác nhận lương?

Theo quy định, người lao động có thể tự mình trực tiếp nhận lương hưu hoặc nhờ người khác nhận hộ. Do đó, người lao động hoàn toàn có thể ủy quyền cho con của mình đến nhận lương hưu thay mình. Tuy nhiên, việc nhận hộ lương hưu chỉ được cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét và giải quyết khi người lao động và con của họ đã thực hiện đúng thủ tục ủy quyền nhận lương hưu. Bộ luật Lao động 2019 không đưa ra quy định cụ thể về điều kiện cụ thể khi ủy quyền nhận lương.

Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

“Điều 94. Nguyên tắc trả lương

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”

Việc không thể nhận lương trực tiếp ở đây có thể hiểu là việc bản thân của người lao động không tự mình nhận lương được do nhiều nguyên nhân như: ốm đau, tai nạn, thai sản hoặc đang đi công tác ở nước ngoài;…

Tuy nhiên, pháp luật nước ta cũng không bắt buộc người lao động phải chứng minh lý do chính đáng của việc ủy quyền nhưng họ phải tự chịu trách nhiệm về việc ủy quyền cho người khác nhận thay. Người sử dụng lao động cũng không có quyền đòi hỏi người lao động phải chứng minh lý do ủy quyền.

Theo Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định một trong những quyền của người lao động đó là được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu. Cụ thể:

“Điều 18. Quyền của người lao động

1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lương hưu;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”

Vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền lương mới nhất năm 2023” quý vị đã thảo luận được đề cập trong thông tin của bài viết trên đây. Để hỗ trợ quý vị trong việc tìm hiểu về luật pháp và giải quyết mọi khúc mắc, chúng tôi luôn sẵn sàng có các chuyên viên tư vấn pháp lý đầy nhiệt tình. Quý vị có thể tìm thông tin về mẫu đơn nghỉ việc….. các mẫu đơn, quy định pháp luật mới nhất, và tin tức pháp lý liên quan tại trang Tìm Luật

Câu hỏi thường gặp

Giấy ủy quyền nhận lương có thời hạn bao lâu?

Thời hạn ủy quyền được xác định như sau:
– Do các bên thỏa thuận
– Do pháp luật quy định
– Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Khi nào cần phải ủy quyền nhận tiền lương hưu?

Hiện nay, luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan không quy định cụ thể các trường hợp được ủy quyền nhận tiền lương hưu. Tuy nhiên, thông thường các trường hợp sau đây sẽ thực hiện thủ tục ủy quyền nhận tiền lương hưu:
– Người đang hưởng lương hưu trên 80 tuổi;
– Người đang hưởng lương hưu dưới 80 tuổi nhưng ốm đau, khó khăn trong việc đi lại;
– Người đang hưởng lương hưu bị bệnh mãn tính đang phải điều trị nội, ngoại trú;
– Người đang hưởng lương hưu ra nước ngoài cư trú;
– Người đang hưởng lương hưu phải cấp hành hình phạt tù…

5/5 - (1 bình chọn)