Mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân mới, chuẩn 2023

161
Mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân mới, chuẩn 2023

Theo quy định thì cá nhân có thu nhập từ tiền lương sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có mức lương sau khi giảm trừ các trừ nhiều hơn mức quy định không phải nộp phải nộp thuế. Do đó, người lao động cần phải nắm được mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu để đảm bảo lợi ích cho bản thân mình. Dưới đây là tìm hiểu của Tìm luật về mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân mới, chuẩn 2023, bạn có thể tham khảo.

Ai phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Để tránh bị xửphatj vi phạm do không đóng thuế thu nhập cá nhân thì người lao động cần biết ai phải đóng thuế thu nhập cá nhân và mình có thuộc trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không. Để nắm được ai phải đóng thuế thu nhập cá nhân, hãy theo dõi nội dung sau đây của chúng tôi nhé.

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng nộp thuế như sau:

– Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

– Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

– Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007.

Như vậy, các đối tượng nêu trên là các đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân

Có thể thấy đối tượng nộp thuế hiện nay gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định pháp luật. Mỗi đối tượng sẽ có cách tính thu nhập cá nhân khác nhau. Theo đó, mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân của các đối tượng sẽ khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân hiện nay nhé.

Đối với cá nhân cư trú

Tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:

Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 như sau:

– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, hiện nay đối với người có mức lương trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/ năm) thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu có càng nhiều người phụ thuộc thì mức lương phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định càng cao.

Thu nhập ở đây là thu nhập từ tiền lương, tiền công đã trừ các khoản sau:

– Các đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

– Thu nhập được miễn thuế thu nhập.

– Các khoản không tính thuế thu nhập như một số khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trưa,…

Để dễ hình dung, bạn có thể tham khảo bảng tính mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân sau đây:

TTSố người phụ thuộcThu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/thángTổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/năm
1Không có người phụ thuộc> 11 triệu đồng> 132 triệu đồng
2Có 01 người phụ thuộc> 15,4 triệu đồng> 184,8 triệu đồng
3Có 02 người phụ thuộc> 19,8 triệu đồng> 237,6 triệu đồng
4Có 03 người phụ thuộc> 24,2 triệu đồng> 290,4 triệu đồng
5Có 04 người phụ thuộc> 28,6 triệu đồng> 343,2 triệu đồng

Đối với cá nhân không cư trú

Cá nhân không cư trú thì không được tính giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế thì sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Hãy có thể hiểu nếu cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế > 0 thì phải nộp thuế.

Hiểu cách khác, chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất 20%/thu nhập chịu thuế; trừ khoản đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định.

Mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân mới, chuẩn 2023

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Để biết mức lương của mình có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không thì người lao động cần phải biết được cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương như thế nào? Việc tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương không quá phức tạp. Dưới đây là cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú, bạn có thể tham khảo.

Cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân cư trú

Căn cứ Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (1)

Trong đó,

– Thu nhập tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân – Các khoản giảm trừ (2)

+ Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế (3)

Căn cứ các công thức trên thì cá nhân chỉ phải nộp thuế khi có thu nhập tính thuế (thu nhập tính thuế > 0).

Để xác định có phải nộp thuế hay không và nộp bao nhiêu thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền côngcos thể tính toán theo các bước sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập

Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân (nếu có)

Các khoản thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công gồm:

– Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định pháp luật.

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ

– Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).

– Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, người nộp thuế còn được tính giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Bước 6: Tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo công thức (1)

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú

Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế trong trường hợp này được xác định bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.

Trong đó, thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú được xác định như quy định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

Mời bạn xem thêm: mẫu đơn xin nghỉ việc dài hạn được luật sư, luật gia của Tìm luật cập nhật mới hiện nay.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân mới, chuẩn 2023” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Tiền lương làm thêm giờ có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTT quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế, cụ thể như sau:
Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:

i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
Theo đó, phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.”

Như vậy, sẽ chỉ được miễn thuế đối với phần thu nhập được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc trong giờ làm việc bình thường.

Điều kiện được tính là người phụ thuộc đối với người nộp thuế là gì?

Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cá nhân được tính là người phụ thuộc của người nộp thuế là cá nhân cư trú và phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Người bị khuyết tật, không có khả năng lao động
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Như vậy, đối với người nộp thuế có người phụ thuộc đáp ứng các điều kiện kể trên sẽ được tính giảm trừ thuế trực tiếp vào tổng thu nhập chịu thuế của người người nộp thuế.

5/5 - (1 bình chọn)