Nghị định 34/2015/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?

70
Nghị định 34/2015/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?

Ngày 31/02/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2015/NĐ-CP nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của các công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Theo mà mà một số vấn đề đã được sửa đổi và bổ sung, các công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng cần nắm bắt được những nội dung này. Hãy xem và tải xuống Nghị định 34/2015/NĐ-CP dưới bài viết này của Timluat.com nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:34/2015/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:31/03/2015Ngày hiệu lực:05/04/2015
Ngày công báo:13/04/2015Số công báo:Từ số 477 đến số 478
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

1. Điều kiện các khoản nợ VAMC mua theo giá trị thị trường:

Để đảm bảo mục tiêu mua nợ xấu được theo giá trị thị trường của VAMC trong thời gian tới, Nghị định số 34/2015/NĐ-CP đã sửa đổi theo hướng giảm bớt điều kiện của khoản nợ xấu được VAMC mua nợ theo giá trị thị trường.

Theo đó thì khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị thị trường khi đáp ứng được đủ điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu và chỉ cần đáp ứng một trong hai điều kiện: Tài sản bảo đảm có khả năng phát mại hoặc là khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.

2. Vốn điều lệ của VAMC:

Để VAMC có thể triển khai được các hoạt động quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP trong thời gian tới như: mua nợ xấu theo giá trị thị trường; đầu tư, sửa chữa, nâng cấp và khai thác Tài sản bảo đảm; đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần thì Chính phủ đã điều chỉnh tăng vốn điều lệ cho VAMC từ 500 tỷ đồng lên 2000 tỷ đồng. Đồng thời, việc điều chỉnh mức vốn điều lệ của VAMC do Thủ tướng Chính phủ quyết định dựa trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Nhà nước sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính để đảm bảo linh hoạt, tránh phải sửa đổi Nghị định trong trường hợp VAMC thay đổi mức vốn điều lệ.

3. Về nguồn thu của VAMC:

Nghị định số 34/2015/NĐ-CP đã bổ sung quy định để khuyến khích VAMC trong quá trình mua và xử lý nợ xấu đồng thời tạo nguồn thu đủ bù đắp các chi phí hoạt động của VAMC. Theo đó, VAMC sẽ được thu một số tiền theo 1 tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tính trên số dư còn lại cuối kỳ của khoản nợ mà VAMC đã mua bằng trái phiếu đặc biệt và được hưởng một số tiền theo một tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính trên số tiền thu hồi của khoản nợ xấu được VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt trừ đi số tiền tương ứng mà VAMC đã thu trên số dư nợ còn lại cuối kỳ của khoản nợ.

4.  Về kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của tổ chức tín dụng, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ trong việc khởi kiện, thi hành án; Uỷ quyền hoặc chuyển giao quyền cho Tổ chức tín dụng bán nợ khởi kiện, yêu cầu thi hành án

Trong thực tế, có một số khoản nợ đã bị tổ chức tín dụng khởi kiện và được Tòa án thụ lý giải quyết trước khi bán sang VAMC, một số Tòa án đã yêu cầu tổ chức tín dụng rút đơn để VAMC thực hiện khởi kiện lại từ đầu, điều này làm chậm tiến độ xử lý nợ xấu của VAMC. Nghị định 34/2015/NĐ-CP đã quy định: VAMC được kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của tổ chức tín dụng bán nợ, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ tố tụng trong việc khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm tại Tòa án; kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của tổ chức tín dụng bán nợ trong quá trình thi hành án.

Đồng thời, để tạo cơ sở pháp lý cho VAMC được ủy quyền khởi kiện đối với tổ chức tín dụng, Nghị định 34/2015/NĐ-CP đã bổ sung các biện pháp xử lý nợ xấu của VAMC bao gồm việc VAMC uỷ quyền hoặc chuyển giao quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Toà án; uỷ quyền hoặc chuyển giao quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện quyền và trách nhiệm của VAMC trong thi hành án.

Nghị định 34/2015/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?

5. Phát hành trái phiếu để mua nợ theo giá trị thị trường

VAMC được phát hành trái phiếu để mua nợ xấu theo giá trị thị trường dựa trên cơ sở kế hoạch phát hành trái phiếu được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt theo các phương thức:

  • Đấu thầu phát hành,
  • Bảo lãnh phát hành,
  • Đại lý phát hành,
  • Bán trực tiếp
  • Trái phiếu của VAMC do tổ chức tín dụng nắm giữ sẽ được sử dụng để tham gia nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước.

6. Phương thức xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu VAMC đã mua

Để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu thông qua việc xử lý tài sản bảo đảm, Nghị định 34/2015/NĐ-CP đã bổ sung quy định về việc sau 01 (một lần) bán đấu giá không thành thì VAMC sẽ được lựa chọn một trong hai phương thức: tiếp tục bán đấu giá tài sản đó hoặc bán thỏa thuận trực tiếp với bên mua. Đồng thời VAMC phải thông báo cho bên bảo đảm biết về việc này.

7.  Về thời hạn của trái phiếu đặc biệt

Ngoài loại trái phiếu đặc biệt được phát hành bằng đồng Việt Nam có lãi suất bằng 0% và có thời hạn tối đa 05 (năm) năm. Nghị định 34/2015/NĐ-CP quy định bổ sung trường hợp phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án tái cơ cấu hoặc gặp khó khăn về tài chính thì thời hạn của trái phiếu đặc biệt tối đa không được quá 10 (mười) năm.

8. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan:

Nghị định 34/2015/NĐ-CP đã bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc tham gia, hỗ trợ VAMC xử lý nợ xấu.

Sau khi Nghị định 34/2015/NĐ-CP có hiệu lực thì Ngân hàng Nhà nước, các Bộ ngành có liên quan cần phải ban hành các quy định và văn bản hướng dẫn của cụ thể về: (1) phát hành trái phiếu của VAMC, (2) thủ tục, hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng Tài sản bảo đảm cho người mua; (3) thi hành bản án, quyết định của Toà án về xử lý Tài sản bảo đảm, (4)  chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất trong quá trình xử lý Tài sản bảo đảm; (5) điều kiện, hồ sơ pháp lý hoàn thiện, chuyển nhượng Tài sản bảo đảm là dự án bất động sản; (6) thu hồi, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho người trúng đấu giá tài sản trên đất; (7) bảo đảm an ninh trật tự, thu giữ, thu hồi, xử lý Tài sản bảo đảm để Công ty Quản lý tài sản có thể triển khai thực hiện hoạt động xử lý nợ xấu đúng lộ trình.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2015.

Tải xuống Nghị định 34/2015/NĐ-CP

Tìm luật đã trình bày nội dung về vấn đề “Nghị định 34/2015/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến các vấn đề như mẫu hợp đồng thuê nhà công chứng. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình.

Câu hỏi thường gặp

Hoa hồng thu được từ xử lý nợ có được xem là doanh thu của Công ty Quản lý tài sản hay không?

Khoản 1 Điều 23 Nghị định 53/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP) quy định về doanh thu của Công ty Quản lý tài sản, trong đó bao gồm:
– Tiền thu từ hoạt động thu hồi nợ;
– Tiền thu từ bán nợ, tài sản bảo đảm;
– Thu từ đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
– Phí, hoa hồng được hưởng từ các hoạt động tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản;
– Tiền thu từ các hoạt động cho thuê, khai thác tài sản;
– Thu từ hoạt động tài chính;
– Thu nhập bất thường;
– Thu phí đấu giá tài sản;
– Các khoản thu khác
– Tiền thu theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 13 Nghị định 53/2013/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, tại điểm l khoản 1 Điều 13 Nghị định 53/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bãi bỏ một phần theo quy định tại khoản 1 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 18/2016/NĐ-CP) như sau:
“l) Đối với Khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, hàng năm, Công ty Quản lý tài sản được thu một số tiền theo một tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của Khoản nợ đang được hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của Công ty Quản lý tài sản.
Số tiền tổ chức tín dụng trả cho Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại điểm i và điểm l khoản này được hạch toán vào chi phí của tổ chức tín dụng;”.
Như vậy, tiền hoa hồng thu được từ hoạt động xử lý nợ được xem là một trong những khoản doanh thu của Công ty Quản lý tài sản.

Trách nhiệm của khách hàng vay đối với Công ty Quản lý tài sản là gì?

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 53/2013/NĐ-CP thì trách nhiệm của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ đối với hoạt động của Công ty Quản lý tài sản được quy định như sau:
– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản theo cam kết và quy định của pháp luật.
– Thu xếp vốn, chủ động bán tài sản, bàn giao tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của khách hàng vay để trả nợ gốc, lãi cho Công ty Quản lý tài sản hoặc tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.
– Hợp tác chặt chẽ và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.
– Hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản.
– Bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm trả nợ phù hợp với thỏa thuận giữa các bên liên quan.
– Chấp nhận việc mua bán nợ giữa tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản.
– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với hoạt động của Công ty Quản lý tài sản thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan và các tổ chức tín dụng, khách hàng vay sẽ có trách nhiệm phù hợp, tùy vào mối liên hệ giữa chức năng và hoạt động với Công ty Quản lý tài sản đó.

5/5 - (1 bình chọn)