Nhà ở xã hội có được thế chấp không?

108
nhà ở xã hội có được thế chấp không

Nhà ở xã hội thường được thiết kế và cung cấp cho những người có thu nhập thấp hoặc có chính sách hỗ trợ. Một trong những câu hỏi mà nhiều người dân quan tâm hiện nay là liệu những căn nhà này có thể được thế chấp hay không?

Vậy “Nhà ở xã hội có được thế chấp không?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Câu hỏi về việc thế chấp nhà ở xã hội là vấn đề được người dân quan tâm về việc sở hữu và sử dụng nhà ở trong khuôn khổ chính sách nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở cho người có thu nhập thấp hoặc trung bình, và thường được quản lý bởi các cơ quan chính quyền địa phương hoặc tổ chức xã hội.

Theo Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:

“Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 4, 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định về về việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội như sau:

“Điều 19. Quy định về việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội

4. Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Kể từ thời điểm người mua, thuê mua nhà ở xã hội đư ợc phép bán nhà ở xã hội cho các đối tượng có nhu cầu thì ngoài các khoản phải nộp khi thực hiện bán nhà ở theo quy định của pháp luật, bên bán căn hộ nhà chung cư phải nộp cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó; trường hợp bán nhà ở xã hội thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất, tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm bán nhà ở.

5. Trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.”

Như vậy, không thể sử dụng nhà ở xã hội làm tài sản thế chấp, trừ khi thực hiện thế chấp với ngân hàng để mua hoặc thuê mua chính căn hộ đó.

Thủ tục thế chấp nhà ở xã hội thế nào?

Thủ tục thế chấp nhà ở xã hội là quá trình quan trọng đối với những người muốn vay vốn để mua hoặc thuê mua căn hộ xã hội. Theo quy định, người dân có thể thế chấp nhà ở xã hội tại ngân hàng để vay tiền mua chính căn hộ xã hội đó. Thường thì thế chấp nhà ở xã hội xảy ra khi cần vay vốn để mua hoặc thuê mua căn hộ xã hội trong tương lai.

Theo đó, theo Quyết định 8586a/QĐ-NHCS quy định thủ tục thế chấp nhà ở xã hội thực hiện như sau:

Bước 1: Người vay vốn xuất trình các giấy tờ, văn bản sau:

– Bản gốc Hợp đồng mua/thuê mua nhà ở xã hội (mẫu số 01 và 03 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BXD);

–  Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền cho Chủ đầu tư để mua/thuê mua nhà ở xã hội theo Hợp đồng đã ký cho ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục.

Bước 2: Ký và công chứng Hợp đồng thế chấp

– Bên thế chấp và ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục tiến hành ký và công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản và đăng ký biện pháp bảo đảm.

– Ngân hàng lưu giữ Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận

– Khi người vay vốn đã trả tối đa 95% giá trị Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư và bàn giao đưa vào sử dụng đối với mua nhà ở xã hội, ngân hàng chính sách nơi cho vay cùng chủ đầu tư, người vay vốn làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đồng thời với thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký.

– Ngay sau khi nhận được giấy hẹn trả kết quả do cơ quan có thẩm quyền cấp, người vay vốn và chủ đầu tư phải bàn giao cho ngân hàng chính sách nơi cho vay.

Bước 4: Khi người vay vốn trả hết nợ thì làm Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp;

Sau đó, Ngân hàng trao trả hồ sơ pháp lý của tài sản thế chấp đã nhận của người vay vốn cho người vay vốn.

Vấn đề “Nhà ở xã hội có được thế chấp không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào được hưởng chính sách về nhà ở xã hội?

Tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau:
Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:
1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?

Theo quy định pháp luật hiện hành, các đối tượng được hưởng ưu đãi về nhà ở xã hội bao gồm: 
– Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
– Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
– Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
– Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
– Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; 
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
– Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở;
– Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập. 

5/5 - (1 bình chọn)